Việt-Lào hợp tác quản lý hiệu quả các khu bảo tồn

Hội thảo Việt Nam và Lào hợp tác nhằm cải thiện quản lý khu bảo tồn và kiểm soát buôn bán gỗ trái phép đã diễn ra tại thành phố Huế.
Ngày 6/12, hội thảo Việt Nam và Lào hợp tác nhằm cải thiện quản lý khubảo tồn và kiểm soát buôn bán gỗ trái phép đã diễn ra tại thành phố Huế, ThừaThiên-Huế.

Dự án được WWF Greater Mekong thực hiện tại 3 khu bảo tồn ở Quảng Nam, ThừaThiên-Huế (Việt Nam) và khu bảo tồn quốc gia XeSap (Lào).

Hội thảo là một hoạt động thuộc hợp phần khu bảo tồn và giảm thiểu sự thấtthoát trong khai thác, vận chuyển gỗ thông qua cải thiện quá trình theo dõi vàkiểm soát gỗ thuộc Dự án "ngăn chặn phá rừng và suy thoái rừng ở khu vực biêngiới phía Nam Lào và miền Trung Việt Nam để bảo vệ lâu dài các bể chứa cácbon vàđa dạng sinh học."

Dự án này được thực hiện tại 3 khu bảo tồn ở Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và khubảo tồn quốc gia Xesap của Lào.

Tại hội thảo, gần 100 đại biểu của các cơ quan chuyên ngành của nước Việt Namvà Lào cùng thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý khu bảotồn cũng như sự hợp tác giữa hai nước trong hoạt động thực tiễn nhằm bảo tồn sựđa dạng sinh học của rừng.

Hội thảo cũng hướng đến một sự đồng thuận về một kếhoạch hành động xuyên quốc gia nhằm cải thiện tình trạng quản lý các khu bảotồn, kiểm soát buôn bán gỗ xuyên quốc gia đồng thời khắc phục tình trạng chặtphá rừng trái phép trong khu vực dự án tại hai nước.

Đại diện Chi cục Kiểm lâm của tỉnh Salavan (Lào) cho biết, hiện lực lượngkiểm lâm ở tỉnh này còn thiếu và hạn chế, các phương tiện để phục vụ công tácphòng chống chảy máu rừng vẫn còn thiếu. Hiện khu bảo tồn XeSap cả người Lào vàngười Việt đã vào dựng nhà sinh sống, khai thác gỗ ồ ạt.

Dưới góc nhìn của các chuyên gia, nhu cầu cao về gỗ tại Việt Nam cùng vớiviệc thâm nhập dễ dàng các khu rừng của lâm tặc và sự thực thi pháp luật chưađầy đủ tại Lào là nguyên nhân dẫn tới tình trạng gỗ lậu tràn qua biên giới. Điềunày đòi hỏi sự hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Lào trong việc bảo vệ rừng.

Dự án Carbi Việt Nam-Lào được Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ vớisố tiền 7 triệu Euro trong khuôn khổ của Quỹ sáng kiến khí hậu quốc tế./.

Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục