Ngày 26/10 tại Vientiane, trong khuôn khổ hoạt động chào mừng “Năm đoàn kết, hữu nghị Việt Nam-Lào 2012,” Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào và Đại học Quốc gia Lào tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào: phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn tới năm 2020.”
Hội thảo đã tập hợp gần 80 bài viết của các nhà khoa học, các cơ quan quản lý Nhà nước, lãnh đạo các tập đoàn kinh tế Việt Nam và Lào tập trung vào 4 nhóm vấn đề: định hướng chiến lược hợp tác về kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Lào tới năm 2020; tăng cường phối hợp phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn; đẩy mạnh hợp tác phát triển một số ngành dịch vụ chủ chốt; thúc đẩy hợp tác trong nông lâm nghiệp...
Trên cơ sở chương trình hợp tác trọng điểm đã được Chính phủ hai nước thông qua, các tham luận này đã phân tích rõ hơn những cơ hội và thách thức đối với hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam-Lào trong những năm tới.
Các tham luận cho rằng phải xác định rõ hơn những khâu then chốt cần tập trung để có thể tạo ra sự kết nối mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn giữa hai nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng xuất phát điểm thấp và năng lực cạnh tranh còn hạn chế.
Trên cơ sở các bài viết và ý kiến thảo luận của các đại biểu, ban tổ chức sẽ biên tập Báo cáo lên Chính phủ hai nước với mong muốn được đóng góp một phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam và Lào cũng như vun đắp thêm tình hữu nghị Việt-Lào./.
Hội thảo đã tập hợp gần 80 bài viết của các nhà khoa học, các cơ quan quản lý Nhà nước, lãnh đạo các tập đoàn kinh tế Việt Nam và Lào tập trung vào 4 nhóm vấn đề: định hướng chiến lược hợp tác về kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Lào tới năm 2020; tăng cường phối hợp phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn; đẩy mạnh hợp tác phát triển một số ngành dịch vụ chủ chốt; thúc đẩy hợp tác trong nông lâm nghiệp...
Trên cơ sở chương trình hợp tác trọng điểm đã được Chính phủ hai nước thông qua, các tham luận này đã phân tích rõ hơn những cơ hội và thách thức đối với hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam-Lào trong những năm tới.
Các tham luận cho rằng phải xác định rõ hơn những khâu then chốt cần tập trung để có thể tạo ra sự kết nối mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn giữa hai nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng xuất phát điểm thấp và năng lực cạnh tranh còn hạn chế.
Trên cơ sở các bài viết và ý kiến thảo luận của các đại biểu, ban tổ chức sẽ biên tập Báo cáo lên Chính phủ hai nước với mong muốn được đóng góp một phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam và Lào cũng như vun đắp thêm tình hữu nghị Việt-Lào./.
Hoàng Chương/Vientiane (Vietnam+)