Ngày 2/10, tại Hà Nội, ngành nông nghiệp hai nước Việt Nam và Ấn Độ đã ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác nông nghiệp giữa hai bên.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cao Đức Phát và Bộ trưởng Nông nghiệp Ấn Độ, Sharad Pawar đã ký vào biên bản thỏa thuận hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và Ấn Độ trong những năm tới.
Theo thỏa thuận, hai nước sẽ cùng nhau triển khai hợp tác nông nghiệp theo các giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Hai bên sẽ hợp tác phát triển khoa học công nghệ trong chăn nuôi, nghiên cứu phát triển giống lúa mới, trong kiểm dịch động thực vật, nuôi thủy sản và trong lĩnh vực đào tạo các chuyên gia nông nghiệp.
Trước đó, hai bộ trưởng nông nghiệp hai nước Việt Nam và Ấn Độ đã có cuộc hội đàm.
Tại buổi hội đàm, bộ trưởng hai nước đã khẳng định hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp là một yếu tố quan trọng trong hợp tác giữa hai nước và đây là sự hợp tác có ý nghĩa chiến lược.
Hai bộ trưởng cũng đã nhất trí tạo những điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp hai nước đầu tư sản xuất cũng như phát triển thương mại nông nghiệp tại Việt Nam và Ấn Độ.
Ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Ấn Độ đã thành công trong việc đầu tư vào chế biến nông sản như chè, đường, cao su…
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, Việt Nam đã học tập được Ấn Độ nhiều kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đồng thời Việt Nam cũng đã nhận được sự giúp đỡ của Ấn Độ trong việc đào tào cán bộ nông nghiệp có trình độ cao, xây dựng Viện Nghiên cứu lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết ngày 17/10 tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sẽ cử đại diện tham gia cuộc họp bộ trưởng nông nghiệp ASEAN- Ấn Độ .
Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định cùng với hợp tác song phương, Việt Nam cũng mong muốn phối hợp chặt chẽ với Ấn Độ trên diễn đàn quốc tế.
Theo Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng ở Việt Nam cũng như ở Ấn Độ với tỷ trọng chiếm 15% GDP của Ấn Độ và Việt Nam là 20% GDP. Tuy nhiên, nền nông nghiệp hai nước cũng đáng gặp phải nhiều thách thức lớn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây hạn hán, diện tích đất trồng trọt bị thu hẹp, lũ lụt và cũng như dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi./.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cao Đức Phát và Bộ trưởng Nông nghiệp Ấn Độ, Sharad Pawar đã ký vào biên bản thỏa thuận hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và Ấn Độ trong những năm tới.
Theo thỏa thuận, hai nước sẽ cùng nhau triển khai hợp tác nông nghiệp theo các giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Hai bên sẽ hợp tác phát triển khoa học công nghệ trong chăn nuôi, nghiên cứu phát triển giống lúa mới, trong kiểm dịch động thực vật, nuôi thủy sản và trong lĩnh vực đào tạo các chuyên gia nông nghiệp.
Trước đó, hai bộ trưởng nông nghiệp hai nước Việt Nam và Ấn Độ đã có cuộc hội đàm.
Tại buổi hội đàm, bộ trưởng hai nước đã khẳng định hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp là một yếu tố quan trọng trong hợp tác giữa hai nước và đây là sự hợp tác có ý nghĩa chiến lược.
Hai bộ trưởng cũng đã nhất trí tạo những điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp hai nước đầu tư sản xuất cũng như phát triển thương mại nông nghiệp tại Việt Nam và Ấn Độ.
Ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Ấn Độ đã thành công trong việc đầu tư vào chế biến nông sản như chè, đường, cao su…
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, Việt Nam đã học tập được Ấn Độ nhiều kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đồng thời Việt Nam cũng đã nhận được sự giúp đỡ của Ấn Độ trong việc đào tào cán bộ nông nghiệp có trình độ cao, xây dựng Viện Nghiên cứu lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết ngày 17/10 tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sẽ cử đại diện tham gia cuộc họp bộ trưởng nông nghiệp ASEAN- Ấn Độ .
Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định cùng với hợp tác song phương, Việt Nam cũng mong muốn phối hợp chặt chẽ với Ấn Độ trên diễn đàn quốc tế.
Theo Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng ở Việt Nam cũng như ở Ấn Độ với tỷ trọng chiếm 15% GDP của Ấn Độ và Việt Nam là 20% GDP. Tuy nhiên, nền nông nghiệp hai nước cũng đáng gặp phải nhiều thách thức lớn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây hạn hán, diện tích đất trồng trọt bị thu hẹp, lũ lụt và cũng như dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi./.
Ngọc Dung (Vietnam+)