Ngày 23/5, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới tổ chức họp báo công bố Báo cáo mới nhất cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, trong đó có công bố tình hình kinh tế của Việt Nam.
Việt Nam ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô
Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Deepak Mishra cho rằng trong khi nền kinh tế Việt Nam bắt đầu đi vào ổn định, việc thắt chặt đáng kể các chính sách kinh tế vĩ mô, cộng với thực trạng môi trường kinh tế toàn cầu không chắc chắc đã gây những ảnh hưởng nhất định trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Thực tế tăng trưởng GDP giảm từ 6,8% năm 2010 xuống còn 5,9% năm 2011 và tiếp tục xuống đến 4% trong quý 1/2012.
Việc thắt chặt các chính sách trong nước trong năm 2011 đã làm nản lòng giới đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và bất động sản, tiêu dùng tư nhân. Từ tác động của các biện pháp, cộng với hiện tượng giá lương thực giảm đã làm lạm phát giảm xuống còn 10,5% trong tháng 4/2012 từ mức đỉnh điểm 23% trong tháng 8/2011.
Cũng theo chuyên gia kinh tế trưởng Deepak Mishra, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô vẫn là ưu tiên của Chính phủ, tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ vào khoảng 5,7% và lạm phát cuối năm dự báo giảm xuống còn dưới 10% trong năm 2012.
Như một động thái để vực dậy nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã giảm 200 điểm của các tỷ lệ lãi suất chính sách trong tháng Ba và tháng Tư (từ 15% xuống còn 13%) và công bố tiếp tục giảm ít nhất 100 điểm sàn trong mỗi quý của năm 2012. Nhu cầu giảm nhiệt và tăng trưởng tín dụng chậm sẽ kiềm chế tác động của các đợt cắt giảm lãi suất, đồng thời sẽ giúp giảm bớt chi phí tài chính của khu vực tư nhân.
Nợ công của Việt Nam có khả năng duy trì tính bền vững nếu đà phục hồi kinh tế vẫn tiếp tục và các cơ quan chức năng vẫn theo đuổi con đường củng cố tài chính như hiện tại.
Chuyên gia kinh tế trưởng Deepak Mishra cũng chỉ ra những thách thức ngắn hạn về mặt chính sách của Việt Nam là duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô và khôi phục lại niềm tin cho các nhà đầu tư, đồng thời phải giải quyết các vấn đề về cải cách cơ cấu dài hạn.
Chính phủ đang đẩy mạnh nỗ lực để tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, quản lý đầu tư công và lĩnh vực tài chính. Một số quy định quan trọng, bao gồm những quy định liên quan đến quy hoạch đầu tư trung hạn, quản lý và giám sát đầu tư vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước và theo dõi hiệu suất của các doanh nghiệp nhà nước có thể sẽ được ban hành trong năm 2012. Ngay cả khi thực hiện một phần của các cải cách về cơ cấu. Việt Nam cũng cần phải trở lại với một môi trường kinh tế vĩ mô bền vững hơn, đồng thời đặt nền móng cho hiệu qủa và năng suất cao hơn để thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.
Đông Á, khu vực kinh tế năng động nhất
Theo báo cáo mới nhất cập nhật tình hình kinh tế Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng trong khu vực vẫn còn khá mạnh mẽ, mặc dù tốc độ đã chậm lại kể từ sau đỉnh điểm hậu khủng hoảng tài chính. Với xu hướng của suy thoái toàn cầu dự kiến tiếp tục diễn ra, khu vực này cần phải giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu, đồng thời cần tìm kiếm các nguồn tăng trưởng mới.
Nhân dịp này, qua cầu truyền hình từ Tokyo, chuyên gia kinh tế Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương Bert Hofman, cho rằng trong năm 2012, Ngân hàng Thế giới dự báo Đông Á sẽ vẫn là khu vực kinh tế năng động nhất trong số các khu vực đang phát triển. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng của khu vực này sẽ bị ảnh hưởng nhẹ do các tác động không tích cực từ môi trường bên ngoài.
Khu vực đang phát triển Đông Á sẽ đạt mức tăng trưởng hàng năm khoảng 7,6% trong năm 2012 cùng với sự phát triển chậm lại ở Trung Quốc làm thấp đi tỷ lệ tăng trưởng của cả khu vực. Ngoại trừ Trung Quốc, tăng trưởng sẽ tăng lên mức 5,2% trong năm 2012. Điều này cho thấy Thái Lan trở lại mức tăng trưởng thấp hơn hoặc không thay đổi so với năm 2011.
Tuy nhiên khu vực này vẫn rất dễ bị tổn thương trước những biến động của kinh tế châu Âu thông qua các mối liên kết thương mại và tài chính. Mặc dù hiệp ước tài chính mới nhất vào tháng 12 năm ngoái và các động thái hỗ trợ thanh khoản từ Ngân hàng Trung ương châu Âu đã giúp ổn định thị trường tài chính, các sự kiện chính trị gần đây và thực tế tình hình phát triển thị trường tiếp tục chỉ ra những thách thức mới. Không thể loại trừ khả năng biến động mới của thị trường và suy thoái hơn nữa trong các nền kinh tế châu Âu.
Để tiếp tục duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao ở khu vực Đông Á, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới đồng thời là tác giả của báo cáo cho rằng khu vực này cần hướng đến mô hình ít phụ thuộc hơn vào xuất khẩu.
Trong khi các nền kinh tế Đông Á đã và đang tập trung nhiều hơn đến nhu cầu trong nước để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, vẫn còn nhiều việc cần phải làm nhằm đạt được tái cân bằng. Một số nước sẽ cần phải kích thích tiêu dùng hộ gia đình, trong khi tại một số nước khác, tăng cường đầu tư cho thấy tiềm năng duy trì tăng trưởng với điều kiện điều này không làm trầm trọng thêm các áp lực từ nhu cầu trong nước, tình hình này khá đặc trưng ở các nền kinh tế như Mông Cổ và Việt Nam.
Bên cạnh đó, với một khu vực tài chính đang thay đổi do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính, cần xây dựng những cách thức mới để tài trợ cho đầu tư cơ sở hạ tầng ở các cấp độ cao hơn. Chính phủ cần tập trung đẩy nhanh công tác chuẩn bị cho các dự án cơ sở hạ tầng. Trong trung hạn, đầu tư sẽ nâng cao năng suất và thúc đẩy tăng trưởng thông qua các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng cao hơn và các hoạt động mang tính sáng tạo./.
Việt Nam ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô
Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Deepak Mishra cho rằng trong khi nền kinh tế Việt Nam bắt đầu đi vào ổn định, việc thắt chặt đáng kể các chính sách kinh tế vĩ mô, cộng với thực trạng môi trường kinh tế toàn cầu không chắc chắc đã gây những ảnh hưởng nhất định trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Thực tế tăng trưởng GDP giảm từ 6,8% năm 2010 xuống còn 5,9% năm 2011 và tiếp tục xuống đến 4% trong quý 1/2012.
Việc thắt chặt các chính sách trong nước trong năm 2011 đã làm nản lòng giới đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và bất động sản, tiêu dùng tư nhân. Từ tác động của các biện pháp, cộng với hiện tượng giá lương thực giảm đã làm lạm phát giảm xuống còn 10,5% trong tháng 4/2012 từ mức đỉnh điểm 23% trong tháng 8/2011.
Cũng theo chuyên gia kinh tế trưởng Deepak Mishra, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô vẫn là ưu tiên của Chính phủ, tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ vào khoảng 5,7% và lạm phát cuối năm dự báo giảm xuống còn dưới 10% trong năm 2012.
Như một động thái để vực dậy nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã giảm 200 điểm của các tỷ lệ lãi suất chính sách trong tháng Ba và tháng Tư (từ 15% xuống còn 13%) và công bố tiếp tục giảm ít nhất 100 điểm sàn trong mỗi quý của năm 2012. Nhu cầu giảm nhiệt và tăng trưởng tín dụng chậm sẽ kiềm chế tác động của các đợt cắt giảm lãi suất, đồng thời sẽ giúp giảm bớt chi phí tài chính của khu vực tư nhân.
Nợ công của Việt Nam có khả năng duy trì tính bền vững nếu đà phục hồi kinh tế vẫn tiếp tục và các cơ quan chức năng vẫn theo đuổi con đường củng cố tài chính như hiện tại.
Chuyên gia kinh tế trưởng Deepak Mishra cũng chỉ ra những thách thức ngắn hạn về mặt chính sách của Việt Nam là duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô và khôi phục lại niềm tin cho các nhà đầu tư, đồng thời phải giải quyết các vấn đề về cải cách cơ cấu dài hạn.
Chính phủ đang đẩy mạnh nỗ lực để tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, quản lý đầu tư công và lĩnh vực tài chính. Một số quy định quan trọng, bao gồm những quy định liên quan đến quy hoạch đầu tư trung hạn, quản lý và giám sát đầu tư vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước và theo dõi hiệu suất của các doanh nghiệp nhà nước có thể sẽ được ban hành trong năm 2012. Ngay cả khi thực hiện một phần của các cải cách về cơ cấu. Việt Nam cũng cần phải trở lại với một môi trường kinh tế vĩ mô bền vững hơn, đồng thời đặt nền móng cho hiệu qủa và năng suất cao hơn để thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.
Đông Á, khu vực kinh tế năng động nhất
Theo báo cáo mới nhất cập nhật tình hình kinh tế Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng trong khu vực vẫn còn khá mạnh mẽ, mặc dù tốc độ đã chậm lại kể từ sau đỉnh điểm hậu khủng hoảng tài chính. Với xu hướng của suy thoái toàn cầu dự kiến tiếp tục diễn ra, khu vực này cần phải giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu, đồng thời cần tìm kiếm các nguồn tăng trưởng mới.
Nhân dịp này, qua cầu truyền hình từ Tokyo, chuyên gia kinh tế Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương Bert Hofman, cho rằng trong năm 2012, Ngân hàng Thế giới dự báo Đông Á sẽ vẫn là khu vực kinh tế năng động nhất trong số các khu vực đang phát triển. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng của khu vực này sẽ bị ảnh hưởng nhẹ do các tác động không tích cực từ môi trường bên ngoài.
Khu vực đang phát triển Đông Á sẽ đạt mức tăng trưởng hàng năm khoảng 7,6% trong năm 2012 cùng với sự phát triển chậm lại ở Trung Quốc làm thấp đi tỷ lệ tăng trưởng của cả khu vực. Ngoại trừ Trung Quốc, tăng trưởng sẽ tăng lên mức 5,2% trong năm 2012. Điều này cho thấy Thái Lan trở lại mức tăng trưởng thấp hơn hoặc không thay đổi so với năm 2011.
Tuy nhiên khu vực này vẫn rất dễ bị tổn thương trước những biến động của kinh tế châu Âu thông qua các mối liên kết thương mại và tài chính. Mặc dù hiệp ước tài chính mới nhất vào tháng 12 năm ngoái và các động thái hỗ trợ thanh khoản từ Ngân hàng Trung ương châu Âu đã giúp ổn định thị trường tài chính, các sự kiện chính trị gần đây và thực tế tình hình phát triển thị trường tiếp tục chỉ ra những thách thức mới. Không thể loại trừ khả năng biến động mới của thị trường và suy thoái hơn nữa trong các nền kinh tế châu Âu.
Để tiếp tục duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao ở khu vực Đông Á, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới đồng thời là tác giả của báo cáo cho rằng khu vực này cần hướng đến mô hình ít phụ thuộc hơn vào xuất khẩu.
Trong khi các nền kinh tế Đông Á đã và đang tập trung nhiều hơn đến nhu cầu trong nước để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, vẫn còn nhiều việc cần phải làm nhằm đạt được tái cân bằng. Một số nước sẽ cần phải kích thích tiêu dùng hộ gia đình, trong khi tại một số nước khác, tăng cường đầu tư cho thấy tiềm năng duy trì tăng trưởng với điều kiện điều này không làm trầm trọng thêm các áp lực từ nhu cầu trong nước, tình hình này khá đặc trưng ở các nền kinh tế như Mông Cổ và Việt Nam.
Bên cạnh đó, với một khu vực tài chính đang thay đổi do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính, cần xây dựng những cách thức mới để tài trợ cho đầu tư cơ sở hạ tầng ở các cấp độ cao hơn. Chính phủ cần tập trung đẩy nhanh công tác chuẩn bị cho các dự án cơ sở hạ tầng. Trong trung hạn, đầu tư sẽ nâng cao năng suất và thúc đẩy tăng trưởng thông qua các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng cao hơn và các hoạt động mang tính sáng tạo./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN)