Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định Việt Nam chưa cần công bố dịch tay chân miệng vào thời điểm hiện nay.
Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định vào chiều 25/10, trong buổi gặp mặt giữa Bộ Y tế và báo chí để phối hợp tuyên truyền phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi.
Trả lời câu hỏi tại sao các tỉnh có dịch tay chân miệng lại không công bố dịch, có phải các tỉnh đó khống chế được dịch nên không công bố? Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh tay chân miệng nằm trong nhóm B, thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố công bố dịch. Việc công bố dịch đã được quy định rõ tại Quyết định số 64/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm. Theo đó, khi Bộ Y tế công bố dịch thì phải có hai tỉnh trở lên công bố dịch. Tỉnh công bố dịch là tỉnh không có khả năng phòng chống hay thực hiện các biện pháp phòng chống cần thiết mà ở tỉnh đó, số ca mắc bệnh vẫn tăng.
Bộ trưởng Tiến cho biết chu kỳ của dịch tay chân miệng có hình parapol tức là dịch sẽ tăng lên đến đỉnh rồi sẽ xuống. Vì vậy, Bộ Y tế hy vọng từ tháng sau, dịch tay chân miệng sẽ giảm. Thực tế cho thấy, những tỉnh thời gian vừa qua có số ca mắc cao như Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương đang bắt đầu giảm nhưng ở các tỉnh thành miền Bắc dịch bệnh mới bắt đầu lan ra và đang dấu hiệu tăng cao. Tuy nhiên, mức độ dịch bệnh ở miền Bắc sẽ nhẹ hơn miền Nam vì khí hậu hai miền khác nhau.
Cùng với đó, phác đồ điều trị của Bộ Y tế đã có và được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận, các loại thuốc dùng cho điều trị bệnh có giá cao hơn 20 triệu đồng cũng như việc lọc máu cho các ca nặng được bảo hiểm chi trả cho nên số ca tử vong do dịch tay chân miệng ở Việt Nam thấp hơn so với quốc tế. Tại Việt Nam, số ca mắc tay chân miệng trên 10.000 dân và số tử vong trên số trường hợp mắc bệnh thấp hơn Trung Quốc, Singapore, Thái Lan. Bản thân các nước có số ca mắc bệnh và tình hình dịch bệnh căng thẳng hơn Việt Nam vẫn chưa công bố dịch.
Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới, đến ngày 24/10, chưa có nước nào công bố dịch tay chân miệng.
Để phòng chống dịch bệnh tay chân miệng có hiệu quả ở Việt Nam, Bộ Y tế đã mời các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới về các lĩnh vực vi sinh, dịch tễ, điều trị, truyền thông và tổng hợp kinh nghiệm phòng chống dịch ở các nước tới Việt Nam để tham gia hỗ trợ phòng chống dịch.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng thời điểm hiện tại, cần phải tăng cường công tác truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân trong việc phòng chống dịch tay chân miệng, đặc biệt cần tuyên truyền mạnh thông điệp rửa tay bằng xà phòng cho trẻ trước và sau khi cho trẻ ăn, vệ sinh. Qua đó giúp giảm số ca mắc bệnh cũng như tình hình căng thẳng của dịch bệnh này.
Theo số liệu của Bộ Y tế, cho tới thời điểm hiện tại, dịch tay chân miệng được ghi nhận ở 63 địa phương trên cả nước, tập trung lan truyền mạnh ở một khu vực miền Nam, chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trong đó, 20 tỉnh, thành phố đã có ca bệnh tử vong. Đặc điểm, nguyên nhân của bệnh là do virus không vắcxin phòng bệnh, không có thuốc điều trị đặc hiệu nên công tác chống dịch chủ yếu dựa vào phòng bệnh./.
Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định vào chiều 25/10, trong buổi gặp mặt giữa Bộ Y tế và báo chí để phối hợp tuyên truyền phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi.
Trả lời câu hỏi tại sao các tỉnh có dịch tay chân miệng lại không công bố dịch, có phải các tỉnh đó khống chế được dịch nên không công bố? Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh tay chân miệng nằm trong nhóm B, thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố công bố dịch. Việc công bố dịch đã được quy định rõ tại Quyết định số 64/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm. Theo đó, khi Bộ Y tế công bố dịch thì phải có hai tỉnh trở lên công bố dịch. Tỉnh công bố dịch là tỉnh không có khả năng phòng chống hay thực hiện các biện pháp phòng chống cần thiết mà ở tỉnh đó, số ca mắc bệnh vẫn tăng.
Bộ trưởng Tiến cho biết chu kỳ của dịch tay chân miệng có hình parapol tức là dịch sẽ tăng lên đến đỉnh rồi sẽ xuống. Vì vậy, Bộ Y tế hy vọng từ tháng sau, dịch tay chân miệng sẽ giảm. Thực tế cho thấy, những tỉnh thời gian vừa qua có số ca mắc cao như Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương đang bắt đầu giảm nhưng ở các tỉnh thành miền Bắc dịch bệnh mới bắt đầu lan ra và đang dấu hiệu tăng cao. Tuy nhiên, mức độ dịch bệnh ở miền Bắc sẽ nhẹ hơn miền Nam vì khí hậu hai miền khác nhau.
Cùng với đó, phác đồ điều trị của Bộ Y tế đã có và được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận, các loại thuốc dùng cho điều trị bệnh có giá cao hơn 20 triệu đồng cũng như việc lọc máu cho các ca nặng được bảo hiểm chi trả cho nên số ca tử vong do dịch tay chân miệng ở Việt Nam thấp hơn so với quốc tế. Tại Việt Nam, số ca mắc tay chân miệng trên 10.000 dân và số tử vong trên số trường hợp mắc bệnh thấp hơn Trung Quốc, Singapore, Thái Lan. Bản thân các nước có số ca mắc bệnh và tình hình dịch bệnh căng thẳng hơn Việt Nam vẫn chưa công bố dịch.
Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới, đến ngày 24/10, chưa có nước nào công bố dịch tay chân miệng.
Để phòng chống dịch bệnh tay chân miệng có hiệu quả ở Việt Nam, Bộ Y tế đã mời các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới về các lĩnh vực vi sinh, dịch tễ, điều trị, truyền thông và tổng hợp kinh nghiệm phòng chống dịch ở các nước tới Việt Nam để tham gia hỗ trợ phòng chống dịch.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng thời điểm hiện tại, cần phải tăng cường công tác truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân trong việc phòng chống dịch tay chân miệng, đặc biệt cần tuyên truyền mạnh thông điệp rửa tay bằng xà phòng cho trẻ trước và sau khi cho trẻ ăn, vệ sinh. Qua đó giúp giảm số ca mắc bệnh cũng như tình hình căng thẳng của dịch bệnh này.
Theo số liệu của Bộ Y tế, cho tới thời điểm hiện tại, dịch tay chân miệng được ghi nhận ở 63 địa phương trên cả nước, tập trung lan truyền mạnh ở một khu vực miền Nam, chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trong đó, 20 tỉnh, thành phố đã có ca bệnh tử vong. Đặc điểm, nguyên nhân của bệnh là do virus không vắcxin phòng bệnh, không có thuốc điều trị đặc hiệu nên công tác chống dịch chủ yếu dựa vào phòng bệnh./.
Thùy Giang (Vietnam+)