Việt Nam có tài nguyên đa dạng nhưng kém trữ lượng

Theo đánh giá của các chuyên gia,  Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên đa dạng nhưng lại kém trữ lượng và sử dụng còn lãng phí...


Ngày 15/11, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Bộ Công thương và Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế về kinh nghiệm thực hiện dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Tại hội thảo, các chuyên gia Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc... đã chia sẻ các kinh nghiệm trong việc thúc đẩy áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng; phát triển thị trường; chính sách thể chế, chuyển giao công nghệ...

Ông Nguyễn Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ cho hay, Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên năng lượng đa dạng  về chủng loại nhưng không nhiều về trữ lượng.

Bên cạnh đó, do trình độ công nghệ và quản lý thấp nên việc sử dụng nguồn năng lượng còn lãng phí. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được Chính phủ xem xét là một chính sách quan trọng trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia.

Ông Thanh cũng nhấn mạnh đến dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” được thực hiện từ 2006-2010 thu được thành tựu quan trọng.

“Dự án đã kết nối và hỗ trợ 25 tỉnh thành phố tham gia các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trong đó có 12 tỉnh, thành đã ban hành chính sách, thể chế hỗ trợ doanh nghiệp... Tính đến tháng 6/2011, dự án này đã tiết kiệm 232.000 tấn dầu tương đương và giảm tổng lượng phát thải nhà kính 944.000 tấn CO2,” ông Thanh phấn khởi.

Lãnh đạo Bộ Khoa học Công nghệ cũng hy vọng qua hội thảo, các chuyên gia, cán bộ quản lý trong nước sẽ tiếp thu được những kinh nghiệm của các dự án khác trong nước và quốc tế, để việc tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam sẽ được đẩy mạnh và hiệu quả hơn trong thời gian tới./.

Trung Hiền (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.

Các nhà kinh tế học người Mỹ nhận Giải Nobel 2024 (Ảnh: AA/TTXVN)

Mỹ đang phải đối mặt nguy cơ chảy máu chất xám

Trước các chính sách của Tổng thống Trump đối với lĩnh vực giáo dục, khoa học, nghiên cứu, ngày càng có nhiều nhà khoa học, trí thức nước này bắt đầu tìm kiếm cơ hội làm việc, phát triển ở nước ngoài.