Hiệp hội len Australia (AustralianWool Innovation - AWI) cho rằng Việt Nam có thể trở một trung tâm xử lý và sản xuất len lớn trên thế giới.
Theo Giám đốc phụ trách thời trang đô thị của AWI Kelly McAvoy, giá thuê nhân công tại Trung Quốc tương đối cao, đặc biệt là trong các ngành vốn chịu căng thẳng về phân bổ lao động như xe sợi và dệt vải, khiến các công ty sản xuất len tìm cách chuyển tới các nước khác.
Tổng giám đốc phụ trách phát triển sản phẩm và thương mại của AWI Jimmy Jackson cho biết ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam hiện xử lý tốt các sản phẩm cotton, acrylic với đội ngũ lao động có tay nghề bậc trung và hoàn toàn đủ tiềm năng sản xuất đồ len quy mô lớn.
Ngoài ra, giá nhân công tại Việt Nam tương đối thấp, ở mức185-200 USD/tháng, so với mức giá 800-900 USD/tháng tại Trung Quốc hiện nay.
Một thế mạnh khác của Việt Nam là đã có tuyến đường thương mại tới châu Âu và Nga, giúp sản phẩm len của Australia có thể dễ dàng chuyển tới các nước có khí hậu lạnh.
Giám đốc phụ trách các thị trường đang phát triển Rajesh Bahl cho hay AWI dự định dành nguồn vốn lớn cho sản xuất đồ len đan và đang tìm kiếm những thị trường mới.
Australia dự định hướng tới tầng lớp trung lưu trở lên tại châu Âu và châu Mỹ, nơi nhu cầu tiêu thụ vải vóc và quần áo ấm chất lượng tốt không ngừng tăng mạnh./.
Theo Giám đốc phụ trách thời trang đô thị của AWI Kelly McAvoy, giá thuê nhân công tại Trung Quốc tương đối cao, đặc biệt là trong các ngành vốn chịu căng thẳng về phân bổ lao động như xe sợi và dệt vải, khiến các công ty sản xuất len tìm cách chuyển tới các nước khác.
Tổng giám đốc phụ trách phát triển sản phẩm và thương mại của AWI Jimmy Jackson cho biết ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam hiện xử lý tốt các sản phẩm cotton, acrylic với đội ngũ lao động có tay nghề bậc trung và hoàn toàn đủ tiềm năng sản xuất đồ len quy mô lớn.
Ngoài ra, giá nhân công tại Việt Nam tương đối thấp, ở mức185-200 USD/tháng, so với mức giá 800-900 USD/tháng tại Trung Quốc hiện nay.
Một thế mạnh khác của Việt Nam là đã có tuyến đường thương mại tới châu Âu và Nga, giúp sản phẩm len của Australia có thể dễ dàng chuyển tới các nước có khí hậu lạnh.
Giám đốc phụ trách các thị trường đang phát triển Rajesh Bahl cho hay AWI dự định dành nguồn vốn lớn cho sản xuất đồ len đan và đang tìm kiếm những thị trường mới.
Australia dự định hướng tới tầng lớp trung lưu trở lên tại châu Âu và châu Mỹ, nơi nhu cầu tiêu thụ vải vóc và quần áo ấm chất lượng tốt không ngừng tăng mạnh./.
Quang Minh (Vietnam+)