Theo thông tin tại hội thảo công bố kết quả điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành (GATS) tại Việt Nam, do Bộ Y tế tổ chức ngày 27/10, với 47,4% nam giới trưởng thành hút thuốc, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nam giới sử dụng thuốc lá rất cao trên thế giới.
Đồng thời, tỷ lệ hút thuốc lá thụ động ở Việt Nam cũng rất cao với 67,6% người bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nhà và 49% người bị phơi nhiễm tại nơi làm việc.
Tỷ lệ hút thuốc thụ động cao nhất được tìm thấy ở các quán rượu, càphê, trà (92,6%), tiếp đó là các nhà hàng (84,9%), trường đại học (54,3%)...
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên nêu rõ thuốc lá là nguyên nhân gây ra 25 căn bệnh nguy hiểm cho con người.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, nếu không có các biện pháp ngăn chặn thì đến năm 2020, 10% dân số Việt Nam sẽ tử vong vì các bệnh liên quan đến sử dụng các sản phẩm thuốc lá.
Theo kết quả điều tra của GATS năm 2010, tại Việt Nam có 47,4% nam, 1,4% nữ và 23,8% người trưởng thành đang hút thuốc lá; trong đó có 81,8% người hút thuốc hàng ngày và 26,9% người hút thuốc lào.
Tuổi bắt đầu hút thuốc trung bình là 19,8 ở nam; 23,6 ở nữ và 19,9 ở người trưởng thành nói chung.
Để giảm các gánh nặng về sức khỏe và kinh tế do việc sử dụng thuốc lá, Việt Nam cần thực thi có hiệu quả các chính sách cấm hút thuốc tại nơi công cộng; tăng thuế thuốc lá; thực hiện nghiêm quy định cấm quảng cáo, khuyến mại và một số loại hình tài trợ của các công ty thuốc lá...
Đặc biệt, để giúp người nghiện thuốc bỏ thuốc, Việt Nam nên quan tâm đầu tư phát triển các dịch vụ cai nghiện thuốc lá./.
Đồng thời, tỷ lệ hút thuốc lá thụ động ở Việt Nam cũng rất cao với 67,6% người bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nhà và 49% người bị phơi nhiễm tại nơi làm việc.
Tỷ lệ hút thuốc thụ động cao nhất được tìm thấy ở các quán rượu, càphê, trà (92,6%), tiếp đó là các nhà hàng (84,9%), trường đại học (54,3%)...
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên nêu rõ thuốc lá là nguyên nhân gây ra 25 căn bệnh nguy hiểm cho con người.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, nếu không có các biện pháp ngăn chặn thì đến năm 2020, 10% dân số Việt Nam sẽ tử vong vì các bệnh liên quan đến sử dụng các sản phẩm thuốc lá.
Theo kết quả điều tra của GATS năm 2010, tại Việt Nam có 47,4% nam, 1,4% nữ và 23,8% người trưởng thành đang hút thuốc lá; trong đó có 81,8% người hút thuốc hàng ngày và 26,9% người hút thuốc lào.
Tuổi bắt đầu hút thuốc trung bình là 19,8 ở nam; 23,6 ở nữ và 19,9 ở người trưởng thành nói chung.
Để giảm các gánh nặng về sức khỏe và kinh tế do việc sử dụng thuốc lá, Việt Nam cần thực thi có hiệu quả các chính sách cấm hút thuốc tại nơi công cộng; tăng thuế thuốc lá; thực hiện nghiêm quy định cấm quảng cáo, khuyến mại và một số loại hình tài trợ của các công ty thuốc lá...
Đặc biệt, để giúp người nghiện thuốc bỏ thuốc, Việt Nam nên quan tâm đầu tư phát triển các dịch vụ cai nghiện thuốc lá./.
Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)