Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam, ngành da giày Việt Nam đã trở thành nhà cung ứng lớn thứ tư trên thế giới và giày dép xuất khẩu của Việt Nam hiện được đánh giá là có ưu thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực.
Trong chín tháng qua, kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước ước đạt 3,6 tỷ USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2009. Thị trường chính nhập khẩu giày dép của Việt Nam vẫn là EU, Mỹ, Mexico, Brazil, Nhật Bản...
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, sản xuất và tiêu thụ của ngành da giày chín tháng qua ổn định và tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, nguyên nhân chính là do kinh tế thế giới đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng và đang phục hồi tăng trưởng.
Bên cạnh đó, ngành da giày Trung Quốc đang thiếu lao động trầm trọng nên đây là một trong những lý do để các nhà nhập khẩu đổ dồn sang Việt Nam và Indonesia đặt hàng.
Cũng giống như ngành dệt may, các doanh nghiệp da giày trong chín tháng qua vẫn gặp khó khăn vì tình trạng thiếu lao động. Vì vậy, Bộ Công Thương yêu cầu ngành cần có biện pháp giữ người lao động hiện có và chủ động tuyển lao động mới, đào tạo tay nghề cho công nhân.
Ngành da giày đang thực hiện nhiều giải pháp để thâm nhập và đứng vững trên thị trường nội địa. Tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm da giày tại thị trường nội địa được đánh giá là chiếm gần 40%./.
Trong chín tháng qua, kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước ước đạt 3,6 tỷ USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2009. Thị trường chính nhập khẩu giày dép của Việt Nam vẫn là EU, Mỹ, Mexico, Brazil, Nhật Bản...
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, sản xuất và tiêu thụ của ngành da giày chín tháng qua ổn định và tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, nguyên nhân chính là do kinh tế thế giới đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng và đang phục hồi tăng trưởng.
Bên cạnh đó, ngành da giày Trung Quốc đang thiếu lao động trầm trọng nên đây là một trong những lý do để các nhà nhập khẩu đổ dồn sang Việt Nam và Indonesia đặt hàng.
Cũng giống như ngành dệt may, các doanh nghiệp da giày trong chín tháng qua vẫn gặp khó khăn vì tình trạng thiếu lao động. Vì vậy, Bộ Công Thương yêu cầu ngành cần có biện pháp giữ người lao động hiện có và chủ động tuyển lao động mới, đào tạo tay nghề cho công nhân.
Ngành da giày đang thực hiện nhiều giải pháp để thâm nhập và đứng vững trên thị trường nội địa. Tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm da giày tại thị trường nội địa được đánh giá là chiếm gần 40%./.
Trần Thúy Hằng (TTXVN/Vietnam+)