Dân số và những ảnh hưởng to lớn từ dân số đang là những vấn đề thực tiễn, đặt ra một thách thức không nhỏ đối với việc xây dựng, hoạch định và triển khai các chính sách phát triển kinh tế-xã hội tại tất cả các quốc gia trên thế giới.
[Cần duy trì và kéo dài giai đoạn "cơ cấu dân số vàng"]
Nhằm tổng hợp và phân tích những kết quả nghiên cứu mới nhất về dân số và đề xuất những kiến nghị liên quan đến chính sách dân số ở Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đã tổ chức một cuộc hội thảo với sự tham dự của nhiều chuyên gia về dân số trong nước và trên thế giới.
Cuộc hội thảo được tổ chức tại Hà Nội, sáng 16/10, đưa ra một bức tranh tổng thể về những vấn đề dân số tại Việt Nam, trên cơ sở phân tích xu hướng giảm sinh và nhu cầu chưa được đáp ứng về chăm sóc sức khỏe sinh sản trong giai đoạn gần đây.
Theo điều tra của UNFPA, mức sinh của Việt Nam giảm liên tục trong nhiều thập kỷ qua và đã đạt được dưới mức sinh thay thế (TFR) là 2,03 con/phụ nữ năm 2009 và mức sinh cao nhất ở nhóm phụ nữ 25-29 tuổi.
Hiện nay, phụ nữ sinh con muộn hơn so với 10 năm trước nhưng lại có xu hướng kết thúc thời kỳ sinh đẻ khá sớm trước 35 tuổi, nhưng lại sinh sớm ở nông thôn và sinh muộn hơn ở thành thị. Điều này cho thấy phụ nữ có xu hướng kết hôn muộn hơn và có ít con hơn.
Mức sinh ở khu vực nông thôn giảm mạnh từ 2,57 con/phụ nữ năm 1999 xuống còn 2,14 con/phụ nữ năm 2009. Tuổi thọ trung bình dân số Việt Nam đã có thay đổi đạt 72,8 tuổi. tăng 4,3 tuổi so với năm 1999. Tuổi thọ phụ nữ cao hơn so với nam giới và tăng 5,5 tuổi so với năm 1999.
Các chuyên gia tại hội thảo cho rằng, tuổi thọ tăng liên tục trong bối cảnh mức sinh giảm nhanh trong hai thập kỷ qua đã làm cho tỷ số phụ thuộc người già tăng lên nhanh. Việt Nam đã bắt đầu bước vào thời kỳ già hóa dân số.
Một số ý kiến cho rằng, theo kinh nghiệm của các quốc gia, một khi mức sinh đã đạt thấp thì rất khó quay trở về mức sinh thay thế. Các quốc gia đã trải qua khuynh hướng tương tự 20-30 năm trước đây như Nhật Bản, Singapore và Đài Loan đã gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đáp ứng những yêu cầu bảo trợ xã hội của nhóm dân số đang già hóa, trong khi nhóm dân số trong độ tuổi lao động lại đang ít đi và tình trạng thiếu lao động đang gia tăng.
Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, Việt Nam đang bắt đầu vào thời điểm dân số “vàng,” việc tận dụng và phát huy giai đoạn này để phát triển mạnh mẽ kinh tế-xã hội của đất nước cần hết sức được chú trọng, trong đó vấn đề cấp bách hàng đầu là tạo đủ việc làm cho lao động và lao động có năng suất cao.
Các nhà khoa học cũng khuyến cáo việc thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản của Việt Nam cần phải xem xét khuynh hướng nhân khẩu học; đẩy mạnh các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh sản quá thấp ở một số vùng để có giải pháp chính sách phù hợp. Giai đoạn 2011-2020 cần đặt nền móng cho một khung chính sách toàn diện hơn để giải quyết các vấn đề như mức sinh, cơ cấu dân số vàng, già hóa dân số, bảo hiểm xã hội và hưu trí./.
[Cần duy trì và kéo dài giai đoạn "cơ cấu dân số vàng"]
Nhằm tổng hợp và phân tích những kết quả nghiên cứu mới nhất về dân số và đề xuất những kiến nghị liên quan đến chính sách dân số ở Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đã tổ chức một cuộc hội thảo với sự tham dự của nhiều chuyên gia về dân số trong nước và trên thế giới.
Cuộc hội thảo được tổ chức tại Hà Nội, sáng 16/10, đưa ra một bức tranh tổng thể về những vấn đề dân số tại Việt Nam, trên cơ sở phân tích xu hướng giảm sinh và nhu cầu chưa được đáp ứng về chăm sóc sức khỏe sinh sản trong giai đoạn gần đây.
Theo điều tra của UNFPA, mức sinh của Việt Nam giảm liên tục trong nhiều thập kỷ qua và đã đạt được dưới mức sinh thay thế (TFR) là 2,03 con/phụ nữ năm 2009 và mức sinh cao nhất ở nhóm phụ nữ 25-29 tuổi.
Hiện nay, phụ nữ sinh con muộn hơn so với 10 năm trước nhưng lại có xu hướng kết thúc thời kỳ sinh đẻ khá sớm trước 35 tuổi, nhưng lại sinh sớm ở nông thôn và sinh muộn hơn ở thành thị. Điều này cho thấy phụ nữ có xu hướng kết hôn muộn hơn và có ít con hơn.
Mức sinh ở khu vực nông thôn giảm mạnh từ 2,57 con/phụ nữ năm 1999 xuống còn 2,14 con/phụ nữ năm 2009. Tuổi thọ trung bình dân số Việt Nam đã có thay đổi đạt 72,8 tuổi. tăng 4,3 tuổi so với năm 1999. Tuổi thọ phụ nữ cao hơn so với nam giới và tăng 5,5 tuổi so với năm 1999.
Các chuyên gia tại hội thảo cho rằng, tuổi thọ tăng liên tục trong bối cảnh mức sinh giảm nhanh trong hai thập kỷ qua đã làm cho tỷ số phụ thuộc người già tăng lên nhanh. Việt Nam đã bắt đầu bước vào thời kỳ già hóa dân số.
Một số ý kiến cho rằng, theo kinh nghiệm của các quốc gia, một khi mức sinh đã đạt thấp thì rất khó quay trở về mức sinh thay thế. Các quốc gia đã trải qua khuynh hướng tương tự 20-30 năm trước đây như Nhật Bản, Singapore và Đài Loan đã gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đáp ứng những yêu cầu bảo trợ xã hội của nhóm dân số đang già hóa, trong khi nhóm dân số trong độ tuổi lao động lại đang ít đi và tình trạng thiếu lao động đang gia tăng.
Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, Việt Nam đang bắt đầu vào thời điểm dân số “vàng,” việc tận dụng và phát huy giai đoạn này để phát triển mạnh mẽ kinh tế-xã hội của đất nước cần hết sức được chú trọng, trong đó vấn đề cấp bách hàng đầu là tạo đủ việc làm cho lao động và lao động có năng suất cao.
Các nhà khoa học cũng khuyến cáo việc thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản của Việt Nam cần phải xem xét khuynh hướng nhân khẩu học; đẩy mạnh các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh sản quá thấp ở một số vùng để có giải pháp chính sách phù hợp. Giai đoạn 2011-2020 cần đặt nền móng cho một khung chính sách toàn diện hơn để giải quyết các vấn đề như mức sinh, cơ cấu dân số vàng, già hóa dân số, bảo hiểm xã hội và hưu trí./.
Quang Vũ (TTXVN)