Ngày 14/6, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo quốc tế "Chủ nghĩa hậu hiện đại và phong trào tôn giáo mới ở Việt Nam và thế giới" với sự tham gia của gần 100 nhà khoa học đến từ các viện, trường đại học trong nước và quốc tế.
Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Hồng Dương, Viện Nghiên cứu Tôn giáo cho biết tôn giáo mới, xuất hiện ở Việt Nam từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20, đến nay trở thành một hiện tượng trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Theo thống kê chưa đầy đủ từ các cơ quan chức năng, ở Việt Nam đã và đang hiện diện khoảng 70-80 hiện tượng tôn giáo mới. Vì vậy, có nhà nghiên cứu gọi đó là trào lưu tôn giáo mới ở Việt Nam.
Hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam rất đa dạng, phong phú, kéo theo nó là những hoạt động hết sức phức tạp không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo mà còn tạo nên những hệ lụy về kinh tế-xã hội, đôi khi cả về chính trị. Đã có những công trình, những bài nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau nghiên cứu về vấn đề này.
Theo phó giáo sư, tiến sỹ Võ Văn Sen - hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, phong trào tôn giáo mới là vấn đề còn khá mới ở Việt Nam, chưa được nghiên cứu sâu, rộng ở nhiều lĩnh vực thuộc khoa học xã hội và nhân văn.
Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay, tư tưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại và những hiện tượng tôn giáo mới đã hiện diện ở Việt Nam và bắt đầu thể hiện ảnh hưởng của mình trong đời sống tinh thần xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu chủ nghĩa hậu hiện đại và tôn giáo mới về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam là rất cần thiết, hữu ích.
Tại hội thảo, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã tập trung thảo luận, trao đổi các vấn đề như một số nhận định về tình hình tôn giáo mới ở Việt Nam hiện nay; về hướng tiếp cận nghiên cứu tôn giáo mới; tình hình nghiên cứu hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam; bước đầu nghiên cứu Nhất Quán Đạo ở Thành phố Hồ Chí Minh; phong trào tôn giáo hậu hiện đại - một cái nhìn toàn cảnh về tình hình tôn giáo ở Ấn Độ; vấn đề tôn giáo mới ở Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đã trao đổi các vấn đề liên quan như về các định nghĩa, khái niệm về tên gọi "tôn giáo mới," đăng ký và công nhận tôn giáo mới ở Việt Nam; hiện tượng tôn giáo mới phát sinh từ Kitô giáo ở Việt Nam.../.
Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Hồng Dương, Viện Nghiên cứu Tôn giáo cho biết tôn giáo mới, xuất hiện ở Việt Nam từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20, đến nay trở thành một hiện tượng trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Theo thống kê chưa đầy đủ từ các cơ quan chức năng, ở Việt Nam đã và đang hiện diện khoảng 70-80 hiện tượng tôn giáo mới. Vì vậy, có nhà nghiên cứu gọi đó là trào lưu tôn giáo mới ở Việt Nam.
Hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam rất đa dạng, phong phú, kéo theo nó là những hoạt động hết sức phức tạp không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo mà còn tạo nên những hệ lụy về kinh tế-xã hội, đôi khi cả về chính trị. Đã có những công trình, những bài nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau nghiên cứu về vấn đề này.
Theo phó giáo sư, tiến sỹ Võ Văn Sen - hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, phong trào tôn giáo mới là vấn đề còn khá mới ở Việt Nam, chưa được nghiên cứu sâu, rộng ở nhiều lĩnh vực thuộc khoa học xã hội và nhân văn.
Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay, tư tưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại và những hiện tượng tôn giáo mới đã hiện diện ở Việt Nam và bắt đầu thể hiện ảnh hưởng của mình trong đời sống tinh thần xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu chủ nghĩa hậu hiện đại và tôn giáo mới về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam là rất cần thiết, hữu ích.
Tại hội thảo, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã tập trung thảo luận, trao đổi các vấn đề như một số nhận định về tình hình tôn giáo mới ở Việt Nam hiện nay; về hướng tiếp cận nghiên cứu tôn giáo mới; tình hình nghiên cứu hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam; bước đầu nghiên cứu Nhất Quán Đạo ở Thành phố Hồ Chí Minh; phong trào tôn giáo hậu hiện đại - một cái nhìn toàn cảnh về tình hình tôn giáo ở Ấn Độ; vấn đề tôn giáo mới ở Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đã trao đổi các vấn đề liên quan như về các định nghĩa, khái niệm về tên gọi "tôn giáo mới," đăng ký và công nhận tôn giáo mới ở Việt Nam; hiện tượng tôn giáo mới phát sinh từ Kitô giáo ở Việt Nam.../.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN)