"Việt Nam: Điểm đến của hiện tượng tái di dời sản xuất"

Trong ba năm trở lại đây, rất nhiều tập đoàn đa quốc gia trong các lĩnh vực này đã thiết lập cơ sở sản xuất lớn tại Việt Nam, trong đó có thể kể đến như Intel, LG, Nokia, Samsung, Canon và Tập đoàn Foxconn (Đài Loan - Trung Quốc) chuyên lắp ráp sản phẩm cho Tập đoàn Apple của Mỹ.

Theo Arnaud Dubus, thông tín viên RFI phụ trách khu vực Đông Nam Á, các tập đoàn đa quốc gia di dời cơ sở qua Việt Nam rất nhiều vì tình trạng chi phí nhân công tại Trung Quốc gia tăng.
Trang thông tin của Đài RFI của Pháp ngày 21/10 đã đăng bài viết nhan đề "Việt Nam: Điểm đến của hiện tượng tái di dời sản xuất," trong đó cho biết trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành quốc gia châu Á có tỷ lệ tiếp nhận cơ sở được các tập đoàn đa quốc gia di dời từ nước khác đến gia tăng nhanh nhất.

Theo RFI, trái với những gì đã xảy ra trong khoảng 10 hay 15 năm trước đây, các cở sản xuất mới này không chỉ thuộc các lĩnh vực lao động chi phí thấp như dệt may và giày dép, mà còn thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là các lĩnh vực điện tử và công nghệ thông tin.

Trong ba năm trở lại đây, rất nhiều tập đoàn đa quốc gia trong các lĩnh vực này đã thiết lập cơ sở sản xuất lớn tại Việt Nam, trong đó có thể kể đến như Intel, LG, Nokia, Samsung, Canon và Tập đoàn Foxconn (Đài Loan - Trung Quốc) chuyên lắp ráp sản phẩm cho Tập đoàn Apple của Mỹ.

Theo Arnaud Dubus, thông tín viên RFI phụ trách khu vực Đông Nam Á, các tập đoàn đa quốc gia di dời cơ sở qua Việt Nam rất nhiều vì tình trạng chi phí nhân công tại Trung Quốc gia tăng.

Tập đoàn Intel của Mỹ đã mở đầu cho ‘làn sóng thứ hai’ đầu tư nước ngoài ở Việt Nam vào năm 2010, khi tập đoàn này cho xây dựng gần Thành phố Hồ Chí Minh một cơ sở sản xuất chip điện tử lớn nhất của họ ngoài Trung Quốc, trị giá 1 tỷ USD. Nhiều công ty khác đã theo chân Intel ngay sau đó, ví dụ như Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc), hiện đang xây dựng nhà máy thứ ba của họ ở tỉnh Thái Nguyên, miền Bắc Việt Nam.

Ông Dubus lý giải việc nhiều tập đoàn đa quốc gia quay sang Việt Nam là do Việt Nam có tỷ suất tốt về giá cả nhân công so với chất lượng đào tạo. Nếu so sánh với Malaysia hay Singapore, hệ thống giáo dục ở Việt Nam vẫn còn chậm trễ, nhưng tốt hơn rõ rệt so với những quốc gia có nhân công giá rẻ khác.

Một lý do khác nữa là Chính phủ Việt Nam và các tỉnh đều cho các tập đoàn đầu tư nước ngoài hưởng những chính sách ưu đãi về thuế rất quan trọng. Chẳng hạn, để thuyết phục Samsung đầu tư xây dựng nhà máy mới trên địa bàn của mình, tỉnh Thái Nguyên đã cho Samsung hưởng ưu đãi về thuế trong 16 năm.

Một lý do nữa là địa thế của Việt Nam rất thuận lợi với đường biển rất dài cùng nhiều hải cảng trang bị khá tốt, rất thuận lợi cho xuất khẩu./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục