Ngày 21/6, Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) bước sang phiên họp toàn thể thứ ba, sau hai phiên họp đầu tiên với bài phát biểu của các nhà lãnh đạo cấp cao của UNDP cùng các nguyên thủ quốc gia… về quan điểm thực hiện phát triển bền vững.
Phát biểu tại phiên họp chiều 21/6, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nhấn mạnh những đóng góp của Việt Nam về phát triển bền vững trong 10 năm qua cũng như bày tỏ quan điểm của quốc gia về vấn đề này trong tương lai.
Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam coi phát triển bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát triển quốc gia hiện tại và trong tương lai. Việt Nam đã và đang triển khai Chương trình nghị sự 21 quốc gia và các chiến lược phát triển đất nước.
“Thay mặt Chính phủ Việt Nam, tôi bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới những hỗ trợ và hợp tác của cộng đồng quốc tế-đặc biệt là Liên hợp quốc, cùng với những nỗ lực to lớn của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, trong việc đạt được những thành tựu đáng kể về phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân,” Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng cho biết, những kết quả ấn tượng của Việt Nam trong những năm qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Trong 20 năm qua, GDP của Việt Nam tăng trưởng trung bình 7,41% hàng năm. Việt Nam đã chuyển từ nhóm các nước có thu nhập thấp sang nhóm các nước có thu nhập trung bình. Thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ 150 USD (1992) lên 1.300 USD (2011). Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo đã được giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 11,76% vào năm 2011.
Việt Nam cũng đã đạt được phổ cập tiểu học vào năm 2000, phổ cập trung học vào năm 2010 và đang thực hiện phổ cập mẫu giáo cho trẻ em độ tuổi 5 tuổi, mục tiêu hoàn thành vào năm 2015.
Đến năm 2011, tỷ lệ hộ gia đình có nước sạch đạt 92%, 95% hộ gia đình nông dân có điện và 63% dân số có bảo hiểm y tế; tuổi thọ trung bình là gần 74 tuổi.
Theo Chỉ số Hành tinh hạnh phúc (HPI) được xuất bản bởi Tổ chức kinh tế mới - một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Vương quốc Anh - vừa công bố ngày 14/6 vừa qua, Việt Nam đứng thứ hai trong số 151 quốc gia và vùng lãnh thổ.
“Thực tế của Việt Nam có thể là bài học cho thấy mặc dù năng suất lao động có thể không cao (GDP bình quân đầu người khoảng 1.000 USD), vẫn có thể thực hiện thành công chính sách phát triển bền vững. Việt Nam cũng đã tham gia trong hợp tác khu vực cùng với các nỗ lực hội nhập quốc tế nhằm thúc đẩy phát triển bền vững,” Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Bày tỏ quan điểm về các vấn đề phát triển bền vững toàn cầu hiện nay, Phó Thủ tướng nhận định Hội nghị Rio+20 lần này “có ý nghĩ lịch sử” đồng thời cho rằng: “Rio+20 sẽ là một cơ hội cho các quốc gia trên toàn thế giới tái khẳng định cam kết cũng như đưa ra các quyết định chính trị mới và những nỗ lực toàn cầu cho phát triển bền vững cũng như tăng cường hợp tác và quan hệ đối tác trong lĩnh vực này.”
Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng khuyến nghị Liên hợp quốc cần đưa ra tập hợp các Mục tiêu Phát triển bền vững hướng tới 2020 và 2030, và thành lập một cơ chế giám sát và đánh giá các mục tiêu phát triển bền vững. Các mục tiêu Phát triển bền vững cần có tính phổ cập và áp dụng được cho tất cả các quốc gia, nhưng cho phép các cách tiếp cận phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia, thể hiện sự gương mẫu và trách nhiệm của các nước có trình độ phát triển cao.
Bên cạnh đó, việc phát triển nền kinh tế xanh với mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng và tài nguyên, nhanh chóng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu… cũng là những vấn đề đáng quan tâm.
“Việt Nam đề nghị Liên hợp quốc nên thiết lập các "trung tâm kinh tế xanh" tại các khu vực trên thế giới. Các trung tâm này có nhiệm vụ cập nhật các chỉ số của các nước trong khu vực, cung cấp các dịch vụ tư vấn xây dựng chính sách và thực hành tốt nhất cho các quốc gia, lập báo cáo hàng năm về kinh tế xanh… Riêng đối với khu vực Đông Nam Á, Việt Nam sẵn sàng phối hợp với các nước ASEAN và Liên hợp quốc để thiết lập Trung tâm Khu vực về Kinh tế Xanh tại Việt Nam và chia sẻ 50% chi phí hoạt động của Trung tâm này,” Phó Thủ tướng nói.
Ngoài ra, Việt Nam cũng kiến nghị các biện pháp cơ cấu lại và củng cố các cơ quan của Liên hợp quốc để nâng cao hiệu quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Liên quan đến các vấn đề về đại dương, Việt Nam kêu gọi Liên hợp quốc thiết lập hệ thống đối phó với mực nước biển dâng một cách nhanh chóng và có hiệu quả, trên cơ sở kết hợp các kiến thức và công nghệ cũng như nguồn lực của các quốc gia phát triển và các nước đang phát triển.
Cũng trong ngày 21/6, Phó Thủ tướng đã có các cuộc tiếp xúc và làm việc song phương với Tổng thống Cộng hòa Guinea Alpha Conde, Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới Mahmoud Mohieldin, Bộ trưởng Bộ châu Âu và Hợp tác Quốc tế Hà Lan Ben Knapen đồng thời tham dự Gala “Năng lượng bền vững cho tất cả chúng ta” do Liên hợp quốc tổ chức.
Phát biểu tại phiên họp chiều 21/6, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nhấn mạnh những đóng góp của Việt Nam về phát triển bền vững trong 10 năm qua cũng như bày tỏ quan điểm của quốc gia về vấn đề này trong tương lai.
Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam coi phát triển bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát triển quốc gia hiện tại và trong tương lai. Việt Nam đã và đang triển khai Chương trình nghị sự 21 quốc gia và các chiến lược phát triển đất nước.
“Thay mặt Chính phủ Việt Nam, tôi bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới những hỗ trợ và hợp tác của cộng đồng quốc tế-đặc biệt là Liên hợp quốc, cùng với những nỗ lực to lớn của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, trong việc đạt được những thành tựu đáng kể về phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân,” Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng cho biết, những kết quả ấn tượng của Việt Nam trong những năm qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Trong 20 năm qua, GDP của Việt Nam tăng trưởng trung bình 7,41% hàng năm. Việt Nam đã chuyển từ nhóm các nước có thu nhập thấp sang nhóm các nước có thu nhập trung bình. Thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ 150 USD (1992) lên 1.300 USD (2011). Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo đã được giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 11,76% vào năm 2011.
Việt Nam cũng đã đạt được phổ cập tiểu học vào năm 2000, phổ cập trung học vào năm 2010 và đang thực hiện phổ cập mẫu giáo cho trẻ em độ tuổi 5 tuổi, mục tiêu hoàn thành vào năm 2015.
Đến năm 2011, tỷ lệ hộ gia đình có nước sạch đạt 92%, 95% hộ gia đình nông dân có điện và 63% dân số có bảo hiểm y tế; tuổi thọ trung bình là gần 74 tuổi.
Theo Chỉ số Hành tinh hạnh phúc (HPI) được xuất bản bởi Tổ chức kinh tế mới - một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Vương quốc Anh - vừa công bố ngày 14/6 vừa qua, Việt Nam đứng thứ hai trong số 151 quốc gia và vùng lãnh thổ.
“Thực tế của Việt Nam có thể là bài học cho thấy mặc dù năng suất lao động có thể không cao (GDP bình quân đầu người khoảng 1.000 USD), vẫn có thể thực hiện thành công chính sách phát triển bền vững. Việt Nam cũng đã tham gia trong hợp tác khu vực cùng với các nỗ lực hội nhập quốc tế nhằm thúc đẩy phát triển bền vững,” Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Bày tỏ quan điểm về các vấn đề phát triển bền vững toàn cầu hiện nay, Phó Thủ tướng nhận định Hội nghị Rio+20 lần này “có ý nghĩ lịch sử” đồng thời cho rằng: “Rio+20 sẽ là một cơ hội cho các quốc gia trên toàn thế giới tái khẳng định cam kết cũng như đưa ra các quyết định chính trị mới và những nỗ lực toàn cầu cho phát triển bền vững cũng như tăng cường hợp tác và quan hệ đối tác trong lĩnh vực này.”
Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng khuyến nghị Liên hợp quốc cần đưa ra tập hợp các Mục tiêu Phát triển bền vững hướng tới 2020 và 2030, và thành lập một cơ chế giám sát và đánh giá các mục tiêu phát triển bền vững. Các mục tiêu Phát triển bền vững cần có tính phổ cập và áp dụng được cho tất cả các quốc gia, nhưng cho phép các cách tiếp cận phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia, thể hiện sự gương mẫu và trách nhiệm của các nước có trình độ phát triển cao.
Bên cạnh đó, việc phát triển nền kinh tế xanh với mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng và tài nguyên, nhanh chóng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu… cũng là những vấn đề đáng quan tâm.
“Việt Nam đề nghị Liên hợp quốc nên thiết lập các "trung tâm kinh tế xanh" tại các khu vực trên thế giới. Các trung tâm này có nhiệm vụ cập nhật các chỉ số của các nước trong khu vực, cung cấp các dịch vụ tư vấn xây dựng chính sách và thực hành tốt nhất cho các quốc gia, lập báo cáo hàng năm về kinh tế xanh… Riêng đối với khu vực Đông Nam Á, Việt Nam sẵn sàng phối hợp với các nước ASEAN và Liên hợp quốc để thiết lập Trung tâm Khu vực về Kinh tế Xanh tại Việt Nam và chia sẻ 50% chi phí hoạt động của Trung tâm này,” Phó Thủ tướng nói.
Ngoài ra, Việt Nam cũng kiến nghị các biện pháp cơ cấu lại và củng cố các cơ quan của Liên hợp quốc để nâng cao hiệu quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Liên quan đến các vấn đề về đại dương, Việt Nam kêu gọi Liên hợp quốc thiết lập hệ thống đối phó với mực nước biển dâng một cách nhanh chóng và có hiệu quả, trên cơ sở kết hợp các kiến thức và công nghệ cũng như nguồn lực của các quốc gia phát triển và các nước đang phát triển.
Cũng trong ngày 21/6, Phó Thủ tướng đã có các cuộc tiếp xúc và làm việc song phương với Tổng thống Cộng hòa Guinea Alpha Conde, Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới Mahmoud Mohieldin, Bộ trưởng Bộ châu Âu và Hợp tác Quốc tế Hà Lan Ben Knapen đồng thời tham dự Gala “Năng lượng bền vững cho tất cả chúng ta” do Liên hợp quốc tổ chức.
Với tham vọng giải quyết các khủng hoảng về biến đổi khí hậu và sự gia tăng cách biệt giữa các quốc gia thành viên trong quá trình phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo, Rio+20 sẽ tập trung thảo luận và đưa ra các biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến 3 trụ cột của phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường. Đặc biệt, trong đó xác định định hướng phát triển kinh tế xanh trong bối cảnh phát triển bền vững và xóa nghèo; xây dựng khung thể chế tạo điều kiện thúc đẩy thực hiện phát triển bền vững
|
Mỹ Bình/Rio de Raneiro (Vietnam+)