“Việt Nam hưởng ứng tầm nhìn mới trong nông nghiệp” là chủ đề chính của Hội nghị toàn thể Chương trình hỗ trợ quốc tế (ISG) 2011 diễn ra tại Hà Nội ngày 26/10/2011.
Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam đồng chủ trì Hội nghị.
Bà Victoria Kwakwa đánh giá ngành nông nghiệp Việt Nam hoạt động tốt trong thời gian qua. Việt Nam đã thành công trong việc sản xuất lương thực, không chỉ đảm bảo an ninh lương thực trong nước mà còn là một quốc gia cung cấp nhiều nông sản, thủy sản cho toàn cầu - đây là một tấm gương tốt cho nhiều quốc gia khác.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới như biến đổi khí hậu, thị hiếu người tiêu dùng thay đổi, xóa đói giảm nghèo…
Thep bà Victoria Kwakwa, để sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững trong giai đoạn tới, Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp như cắt giảm khí thải tiếp tục được duy trì. Bên cạnh đó phải tiếp tục đổi mới trong ngành nông nghiệp như tăng cường vai trò của khối tư nhân, tăng cường các hình thức hợp tác công tư (PPC).
Tại Hội nghị, bà Victoria Kwakwa khẳng định cam kết tiếp tục hỗ trợ chính phủ Việt Nam giải quyết các thách thức mới trong ngành nông nghiệp nhằm phát triển một nền nông nghiệp thân thiện với môi trường, tăng thu nhập cho người nông dân.
Việt Nam đã đưa ra một tầm nhìn và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020, theo đó, giảm 20% lượng phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp bền vững, phát thải các bon thấp, an ninh lương thực, góp phần giảm đói nghèo…
Trong 10 năm qua, sản xuất nông nghiệp đã duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp là 5,36% và GDP là 3,7%; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, bình quân lương thực trên đầu người tăng từ 445kg năm 2000 lên 513kg năm 2010.
Ở Việt Nam, ngành nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm các tỷ lệ hộ nghèo. Kết quả giảm nghèo của giai đoạn 2006-2010 của Việt Nam đã giảm từ 22% xuống còn 9,45% (theo chuẩn 2007) và tỷ lệ hộ nghèo hiện tại ở Việt Nam là 14,2% (chuẩn 2011).
Hội nghị toàn thể hàng năm là một diễn đàn đối thoại chính sách giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với các Bộ, ngành liên quan, các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ, các nhà nghiên cứu và các địa phương tham gia vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam./.
Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam đồng chủ trì Hội nghị.
Bà Victoria Kwakwa đánh giá ngành nông nghiệp Việt Nam hoạt động tốt trong thời gian qua. Việt Nam đã thành công trong việc sản xuất lương thực, không chỉ đảm bảo an ninh lương thực trong nước mà còn là một quốc gia cung cấp nhiều nông sản, thủy sản cho toàn cầu - đây là một tấm gương tốt cho nhiều quốc gia khác.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới như biến đổi khí hậu, thị hiếu người tiêu dùng thay đổi, xóa đói giảm nghèo…
Thep bà Victoria Kwakwa, để sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững trong giai đoạn tới, Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp như cắt giảm khí thải tiếp tục được duy trì. Bên cạnh đó phải tiếp tục đổi mới trong ngành nông nghiệp như tăng cường vai trò của khối tư nhân, tăng cường các hình thức hợp tác công tư (PPC).
Tại Hội nghị, bà Victoria Kwakwa khẳng định cam kết tiếp tục hỗ trợ chính phủ Việt Nam giải quyết các thách thức mới trong ngành nông nghiệp nhằm phát triển một nền nông nghiệp thân thiện với môi trường, tăng thu nhập cho người nông dân.
Việt Nam đã đưa ra một tầm nhìn và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020, theo đó, giảm 20% lượng phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp bền vững, phát thải các bon thấp, an ninh lương thực, góp phần giảm đói nghèo…
Trong 10 năm qua, sản xuất nông nghiệp đã duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp là 5,36% và GDP là 3,7%; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, bình quân lương thực trên đầu người tăng từ 445kg năm 2000 lên 513kg năm 2010.
Ở Việt Nam, ngành nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm các tỷ lệ hộ nghèo. Kết quả giảm nghèo của giai đoạn 2006-2010 của Việt Nam đã giảm từ 22% xuống còn 9,45% (theo chuẩn 2007) và tỷ lệ hộ nghèo hiện tại ở Việt Nam là 14,2% (chuẩn 2011).
Hội nghị toàn thể hàng năm là một diễn đàn đối thoại chính sách giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với các Bộ, ngành liên quan, các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ, các nhà nghiên cứu và các địa phương tham gia vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam./.
Ngọc Dung (Vietnam+)