Châu Á là khu vực chịu nhiều rủi ro nhất từ những thảm họa thiên nhiên như động đất, lũ lụt, giông bão... trong đó Việt Nam có tên trong danh sách 10 nước thiệt hại nghiêm trọng nhất. Đây là kết quả nghiên cứu về tác động của thiên tai đối với các nền kinh tế do Cơ quan Tư vấn rủi ro Maplecroft của Anh tiến hành và công bố ngày 15/8.
Nghiên cứu được thực hiện tại 197 nước trên thế giới. Trong tốp 10 nước bị tác động nghiêm trọng nhất, châu Á có tới 6 đại diện với ba nước đứng đầu là Bangladesh, Philippines và Myanmar. Cộng hòa Dominica là nước duy nhất thuộc vùng Caribe chịu rủi ro cao do thiên tai. 6 nước còn lại trong danh sách này gồm Việt Nam, Ấn Độ, Honduras, Lào, Haiti và Nicaragua. Thiệt hại do thiên tai sẽ tỷ lệ thuận với cơ sở hạ tầng và trình độ quản lý yếu kém tại mỗi nước.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nếu xảy ra thảm họa thiên nhiên, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Mêhicô sẽ là những nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề nhất.
Nhằm đối phó với những nguy cơ có thể xảy ra, hiện các nước này đã triển khai nhiều phương án phòng ngừa, trong đó có việc quy hoạch các công trình và cơ sở hạ tầng lớn để giảm thiểu thiệt hại kinh tế.
Từ việc phân tích những ảnh hưởng của các thiên tai đối với một nền kinh tế, trong đó có tính đến các biện pháp đối phó cũng như khả năng phục hồi sau thảm họa, nghiên cứu khẳng định các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển cần phải xây dựng khả năng đối phó vững chắc hơn nhằm tránh nguy cơ có thể xảy ra.
Việc không đáp ứng được kế hoạch trên, đồng nghĩa với việc khó có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế tại các nước này khi thảm họa tự nhiên ập đến.
Theo số liệu thống kê của tập đoàn tái bảo hiểm Munich Re, năm 2011 là năm thế giới chịu nhiều tổn thất nhất do thiên tai, với thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 380 tỷ USD.
Riêng thảm họa kép động đất và sóng thần tại Nhật Bản hồi tháng 3/2011 chiếm tới hơn 55% mức độ thiệt hại trên./.
Nghiên cứu được thực hiện tại 197 nước trên thế giới. Trong tốp 10 nước bị tác động nghiêm trọng nhất, châu Á có tới 6 đại diện với ba nước đứng đầu là Bangladesh, Philippines và Myanmar. Cộng hòa Dominica là nước duy nhất thuộc vùng Caribe chịu rủi ro cao do thiên tai. 6 nước còn lại trong danh sách này gồm Việt Nam, Ấn Độ, Honduras, Lào, Haiti và Nicaragua. Thiệt hại do thiên tai sẽ tỷ lệ thuận với cơ sở hạ tầng và trình độ quản lý yếu kém tại mỗi nước.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nếu xảy ra thảm họa thiên nhiên, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Mêhicô sẽ là những nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề nhất.
Nhằm đối phó với những nguy cơ có thể xảy ra, hiện các nước này đã triển khai nhiều phương án phòng ngừa, trong đó có việc quy hoạch các công trình và cơ sở hạ tầng lớn để giảm thiểu thiệt hại kinh tế.
Từ việc phân tích những ảnh hưởng của các thiên tai đối với một nền kinh tế, trong đó có tính đến các biện pháp đối phó cũng như khả năng phục hồi sau thảm họa, nghiên cứu khẳng định các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển cần phải xây dựng khả năng đối phó vững chắc hơn nhằm tránh nguy cơ có thể xảy ra.
Việc không đáp ứng được kế hoạch trên, đồng nghĩa với việc khó có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế tại các nước này khi thảm họa tự nhiên ập đến.
Theo số liệu thống kê của tập đoàn tái bảo hiểm Munich Re, năm 2011 là năm thế giới chịu nhiều tổn thất nhất do thiên tai, với thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 380 tỷ USD.
Riêng thảm họa kép động đất và sóng thần tại Nhật Bản hồi tháng 3/2011 chiếm tới hơn 55% mức độ thiệt hại trên./.
(TTXVN)