Sáng 24/5, Diễn đàn Công nghệ thông tin và truyền thông Malaysia-Việt Nam do Thương vụ Malaysia (Matrade) và Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) phối hợp tổ chức, đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Diễn đàn thu hút gần 200 đại biểu cùng 64 doanh nghiệp của hai nước tham dự với mong muốn gặp gỡ, tìm kiếm hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, ngân hàng, bán lẻ …
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng cho biết, đến nay đã có một số doanh nghiệp Malaysia đầu tư vào ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam, đây mới là giai đoạn ban đầu chưa phản ánh được hết tiềm năng, cơ hội hợp tác của hai bên trong bối cảnh hội nhập. Malaysia có cơ sở hạ tầng, kinh nghiệm và sự kết nối với nhiều thị trường, Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào và là thị trường giàu tiềm năng đang phát triển. Hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này sẽ bổ sung thế mạnh của nhau, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Theo ông Lê Thái Hỷ - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh, ngành công nghệ thông tin-truyền thông Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng cao trong lĩnh vực này luôn được duy trì. Hơn nữa, nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin-truyền thông Việt Nam đạt gần 300.000 người, riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh công nghiệp công nghệ thông tin chiếm khoảng 40% cả nước với tổng doanh thu đạt khoảng 2,5 tỷ USD. Vì vậy, môi trường Việt Nam hiện nay hoàn toàn đảm bảo để các doanh nghiệp Malaysia mở rộng đầu tư vào.
Trong lĩnh vực Chính phủ điện tử, nhiều đại biểu cho rằng Việt Nam chỉ mới ở giai đoạn đầu phát triển, cần tăng cường học hỏi những nước đã thành công như Malaysia.
Ông Zalian Mohamed Noh, Giám đốc phát triển dịch vụ MSC (MSC là doanh nghiệp công nghệ thông tin lớn nhất Malaysia, trực thuộc chính phủ) chia sẻ, Chính phủ Việt Nam đã có chính sách phát triển chính phủ điện tử nhưng hiện các địa phương gặp khó khăn khi triển khai, vì không biết bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào. Do đó Việt Nam nên giao cho một vài tỉnh, thành lớn xây dựng Chính phủ điện tử hoàn chỉnh trước khi phát triển rộng rãi trên cả nước.
Tại Diễn đàn, Công ty phần mềm TMA Việt Nam và đối tác Malaysia-NextGrid đã ký thỏa thuận hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến iPay88. Mục tiêu hợp tác này nhằm phát triển một một hệ thống thanh toán di động cho thị trường Đông Nam Á qua cổng thanh toán trực tuyến iPay88 và các công nghệ di động của TMA-NextGrid. Đây là một trong nhiều thỏa thuận sẽ được ký kết nhằm đẩy mạnh hợp tác giữa các công ty công nghệ thông tin Malaysia và Việt Nam./.
Diễn đàn thu hút gần 200 đại biểu cùng 64 doanh nghiệp của hai nước tham dự với mong muốn gặp gỡ, tìm kiếm hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, ngân hàng, bán lẻ …
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng cho biết, đến nay đã có một số doanh nghiệp Malaysia đầu tư vào ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam, đây mới là giai đoạn ban đầu chưa phản ánh được hết tiềm năng, cơ hội hợp tác của hai bên trong bối cảnh hội nhập. Malaysia có cơ sở hạ tầng, kinh nghiệm và sự kết nối với nhiều thị trường, Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào và là thị trường giàu tiềm năng đang phát triển. Hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này sẽ bổ sung thế mạnh của nhau, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Theo ông Lê Thái Hỷ - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh, ngành công nghệ thông tin-truyền thông Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng cao trong lĩnh vực này luôn được duy trì. Hơn nữa, nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin-truyền thông Việt Nam đạt gần 300.000 người, riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh công nghiệp công nghệ thông tin chiếm khoảng 40% cả nước với tổng doanh thu đạt khoảng 2,5 tỷ USD. Vì vậy, môi trường Việt Nam hiện nay hoàn toàn đảm bảo để các doanh nghiệp Malaysia mở rộng đầu tư vào.
Trong lĩnh vực Chính phủ điện tử, nhiều đại biểu cho rằng Việt Nam chỉ mới ở giai đoạn đầu phát triển, cần tăng cường học hỏi những nước đã thành công như Malaysia.
Ông Zalian Mohamed Noh, Giám đốc phát triển dịch vụ MSC (MSC là doanh nghiệp công nghệ thông tin lớn nhất Malaysia, trực thuộc chính phủ) chia sẻ, Chính phủ Việt Nam đã có chính sách phát triển chính phủ điện tử nhưng hiện các địa phương gặp khó khăn khi triển khai, vì không biết bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào. Do đó Việt Nam nên giao cho một vài tỉnh, thành lớn xây dựng Chính phủ điện tử hoàn chỉnh trước khi phát triển rộng rãi trên cả nước.
Tại Diễn đàn, Công ty phần mềm TMA Việt Nam và đối tác Malaysia-NextGrid đã ký thỏa thuận hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến iPay88. Mục tiêu hợp tác này nhằm phát triển một một hệ thống thanh toán di động cho thị trường Đông Nam Á qua cổng thanh toán trực tuyến iPay88 và các công nghệ di động của TMA-NextGrid. Đây là một trong nhiều thỏa thuận sẽ được ký kết nhằm đẩy mạnh hợp tác giữa các công ty công nghệ thông tin Malaysia và Việt Nam./.
Liên Phương (TTXVN)