“Bồi hoàn đa dạng sinh học rừng và các hệ sinh thác khác ở Việt Nam” là chủ đề của một cuộc hội thảo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chương trình Bồi hoàn Đa dạng sinh học Quốc tế (BBOP), tổ chức ngày 22/4, tại Hà Nội.
Theo ông Hà Công Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, đây là hội thảo đầu tiên về lĩnh vực bồi hoàn đa dạng sinh học rừng ở Việt Nam. Các đại biểu, nhà khoa học sẽ cùng nhau thảo luận các cơ hội, thách thức, tiềm năng khi triển khai chính sách bồi hoàn đa dạng sinh học này tại Việt Nam với một cơ chế, chính sách bền vững.
Ông Nguyễn Văn Tài, Viện trưởng Viện Chiến lược Tài Nguyên và Môi trường cho biết Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang nghiên cứu để đưa ra chính sách về bồi hoàn đa dạng sinh học ở Việt Nam để trình Chính phủ.
Theo bà Kerry Ten Kate, Giám đốc của BBOP, việc Việt Nam đã có Luật về Bảo tồn đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Môi trường, là cơ sở thuận lợi để thực hiện chính sách bồi hoàn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái ở Việt Nam.
Trong nhiều năm qua, vấn đề phục hồi môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học đã được Việt Nam quan tâm, thể hiện trong các quy định pháp luật hiện hành.Tuy nhiên, đa dạng sinh học rừng Việt Nam vẫn đang trong tình trạng giảm sút do nhiều nguyên nhân như cháy rừng, khai thác rừng trái pháp luật và một phần tác động không nhỏ của việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng cho việc khai thác khoáng sản, xây dựng thủy điện….
Việt Nam là một trong 16 nước trên thế giới có đa dạng sịnh học rừng cao nhất. Tuy vậy, với trên 800 công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt và khoảng hơn 5.000 điểm lớn nhỏ đang khai thác khoáng sản - đây là những hoạt động đang gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tại khu rừng có các dự án này triển khai.
Để góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường có các hệ sinh thái tồn tại và phát triển, đồng nghĩa với bảo tồn sự đa dạng sinh học, Chính phủ Việt Nam đang chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sớm ban hành Nghị định về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Hà Công Tuấn cho biết chính sách này đã được triển khai khá thành công tại tỉnh Lâm Đồng và Sơn La.
Ông Tuấn cũng cho biết Việt Nam nhận thức rất rõ việc mất rừng, mất cần bằng môi trường sinh thái, gây biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến nhiều hiện tượng thiên tai, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế-xã hội của con người như mưa bão, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, dịch bệnh….
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thiệt hai do thiên tai gây ra bình quân hàng năm đã làm chó 750 người chết và mất tích, nhiều công trình kinh tế, xã hội bị phá hủy, giá trị thiệt hại hàng năm chiếm tới 1,5% GDP của cả nước, tương đương khoảng 6.000 tỷ đồng/năm./.
Theo ông Hà Công Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, đây là hội thảo đầu tiên về lĩnh vực bồi hoàn đa dạng sinh học rừng ở Việt Nam. Các đại biểu, nhà khoa học sẽ cùng nhau thảo luận các cơ hội, thách thức, tiềm năng khi triển khai chính sách bồi hoàn đa dạng sinh học này tại Việt Nam với một cơ chế, chính sách bền vững.
Ông Nguyễn Văn Tài, Viện trưởng Viện Chiến lược Tài Nguyên và Môi trường cho biết Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang nghiên cứu để đưa ra chính sách về bồi hoàn đa dạng sinh học ở Việt Nam để trình Chính phủ.
Theo bà Kerry Ten Kate, Giám đốc của BBOP, việc Việt Nam đã có Luật về Bảo tồn đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Môi trường, là cơ sở thuận lợi để thực hiện chính sách bồi hoàn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái ở Việt Nam.
Trong nhiều năm qua, vấn đề phục hồi môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học đã được Việt Nam quan tâm, thể hiện trong các quy định pháp luật hiện hành.Tuy nhiên, đa dạng sinh học rừng Việt Nam vẫn đang trong tình trạng giảm sút do nhiều nguyên nhân như cháy rừng, khai thác rừng trái pháp luật và một phần tác động không nhỏ của việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng cho việc khai thác khoáng sản, xây dựng thủy điện….
Việt Nam là một trong 16 nước trên thế giới có đa dạng sịnh học rừng cao nhất. Tuy vậy, với trên 800 công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt và khoảng hơn 5.000 điểm lớn nhỏ đang khai thác khoáng sản - đây là những hoạt động đang gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tại khu rừng có các dự án này triển khai.
Để góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường có các hệ sinh thái tồn tại và phát triển, đồng nghĩa với bảo tồn sự đa dạng sinh học, Chính phủ Việt Nam đang chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sớm ban hành Nghị định về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Hà Công Tuấn cho biết chính sách này đã được triển khai khá thành công tại tỉnh Lâm Đồng và Sơn La.
Ông Tuấn cũng cho biết Việt Nam nhận thức rất rõ việc mất rừng, mất cần bằng môi trường sinh thái, gây biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến nhiều hiện tượng thiên tai, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế-xã hội của con người như mưa bão, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, dịch bệnh….
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thiệt hai do thiên tai gây ra bình quân hàng năm đã làm chó 750 người chết và mất tích, nhiều công trình kinh tế, xã hội bị phá hủy, giá trị thiệt hại hàng năm chiếm tới 1,5% GDP của cả nước, tương đương khoảng 6.000 tỷ đồng/năm./.
Ngọc Dung (Vietnam+)