Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, một số công ty du lịch Việt Nam, trong đó Vietland discovery, Images Travel (Mékong village) và Tourism Hanoi, đã tham gia Hội chợ du lịch thế giới lần thứ 38, diễn ra từ ngày 21 đến 24/3 tại Trung tâm hội chợ triển lãm Versailles, Paris, Pháp.
Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp với sự phối hợp của Diễn đàn các tổ chức văn hóa nước ngoài tại Pháp (Forum des instituts culturels étrangers en France - FICEF) tiến hành giới thiệu tiềm năng, các tour du lịch và cung cấp thông tin liên quan đến các hoạt động du lịch Việt Nam tại hội chợ lần này.
Với hơn 500 gian hàng của hơn 480 doanh nghiệp trong lĩnh vực này đến từ hàng trăm nước và các vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới, Hội chợ du lịch thế giới năm nay thu hút hơn 100.000 khách tham quan du lịch, chủ yếu là các nhà tổ chức tour, đầu tư, kinh tế, chuyên gia, du khách…
Đây là cơ hội và điểm gặp gỡ giao lưu hiệu quả và lý tưởng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, nhất là các nhà tổ chức tour du lịch chuyên nghiệp. Tại đây họ có thể trao đổi và học tập kinh nghiệm của các công ty tập đoàn lớn của nhiều nước trên thế giới để mở rộng tầm họat động, tìm kiếm các đối tác, thăm dò nhu cầu thị trường du khách đến từ nhiều nước khác nhau trên thế giới. Trên có sở đó các doanh nghiệp du lịch của Việt Nam, các công ty tư nhân có thể đưa ra những ý tưởng mới, sáng tạo trong việc xây dựng và mở rộng tour du lịch một cách hợp lý, chất lượng, phù hợp với các đối tượng du khách một cách hiệu quả nhất.
Đến với Hội chợ lần này các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp xúc với không gian du lịch mới như du lịch mạo hiểm, du lịch tưởng niệm (Le Tourisme de Mémoire), bánh xe du lịch mạo hiểm (Les Roues de l'aventure), du lịch khám phá… Đây cũng là những loại hình du lịch thu hút nhiều sự quan tâm của du khách nhất là giới trẻ đến từ các nước châu Âu.
Ngoài ra, thông qua việc tham dự các diễn đàn và hội thảo chuyên đề, chẳng hạn như diễn đàn du lịch số (e-tourisme), du lịch thưởng thức rượu (oenotourisme)…, doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận được với “chìa khóa của sự thành công,” tiếp thu các kỹ năng, kỹ thuật tổ chức tour, cách thức mời gọi các công ty, đối tác, phối hợp hoặc hợp tác tổ chức phát triển các loại hình du lịch này trong tương lai.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Pháp, khi đánh giá về tiềm năng du lịch của Việt Nam, một số khách du lịch Pháp; trong đó ông Bertrand Sirven, người rất yêu quý Việt Nam, cho biết các điểm du lịch ở Việt Nam còn rất “tự nhiên” (naturelle) để khám phá, nhất là ở các tỉnh miền núi. Việt Nam là một đất nước hiếu khách, người Việt Nam luôn “hiểu biết, cởi mở, dễ gần và rất nhiệt tình.”
Họ bày tỏ mong muốn được đến hoặc quay trở lại du lịch Việt Nam nhiều hơn. Tuy nhiên, theo họ để có thể thu hút ngày càng nhiều du khách, ngành du lịch Việt Nam tích cực cải tiến chất lượng các loại hoạt động dịch vụ và không bao giờ để mai một hoặc mất đi những nét đặc trưng về văn hóa, ẩm thực, âm nhạc truyền thống… chẳng hạn như vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam trong trang phục áo dài truyền thống...
Mặc dù không phải là một trong các nhà tổ chức tour du lịch chuyên nghiệp, nhưng ông Bertrand Sirven, đã chia xẻ để du lịch Việt Nam có thể phát triển tốt hơn, còn cần phải chú trọng đến việc tăng cường hơn nữa quảng bá các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và du lịch, giới thiệu nét độc đáo về đất nước và con người Việt Nam trên các phương tiên thông tin đại chúng để đến được với bạn bè quốc tế.
Đồng thời, Việt Nam nên phát triển và kết hợp các tour du lịch truyền thống với những tour du lịch mới đặc thù của các vùng miền khác nhau như du lịch mạo hiểm, du lịch miệt vườn, du lịch khám phá… Hiện nay, du khách có xu hướng thích các tour du lịch có thể cùng ăn, cùng ở hoặc cùng tham gia chia xẻ các hoạt động sản xuất các ngành nghề truyền thống với các gia đình các dân tộc thiểu số, hay các gia đình truyền thống tại các địa bàn diễn ra các tour du lịch đó.
Ngoài ra, theo ông, cần chú ý đến việc phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn ngành du lịch, bằng việc tổ chức một khu vực lớn trong đó bao gồm nhiều gian hàng lớn, nhỏ và vừa của các công ty du lịch tư nhân và Nhà nước tại các Hội chợ quốc tế về du lịch, nhằm làm nổi bật được những tiềm năng phong phú, đa dạng của ngành “công nghiệp không khói” của Việt Nam./.
Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp với sự phối hợp của Diễn đàn các tổ chức văn hóa nước ngoài tại Pháp (Forum des instituts culturels étrangers en France - FICEF) tiến hành giới thiệu tiềm năng, các tour du lịch và cung cấp thông tin liên quan đến các hoạt động du lịch Việt Nam tại hội chợ lần này.
Với hơn 500 gian hàng của hơn 480 doanh nghiệp trong lĩnh vực này đến từ hàng trăm nước và các vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới, Hội chợ du lịch thế giới năm nay thu hút hơn 100.000 khách tham quan du lịch, chủ yếu là các nhà tổ chức tour, đầu tư, kinh tế, chuyên gia, du khách…
Đây là cơ hội và điểm gặp gỡ giao lưu hiệu quả và lý tưởng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, nhất là các nhà tổ chức tour du lịch chuyên nghiệp. Tại đây họ có thể trao đổi và học tập kinh nghiệm của các công ty tập đoàn lớn của nhiều nước trên thế giới để mở rộng tầm họat động, tìm kiếm các đối tác, thăm dò nhu cầu thị trường du khách đến từ nhiều nước khác nhau trên thế giới. Trên có sở đó các doanh nghiệp du lịch của Việt Nam, các công ty tư nhân có thể đưa ra những ý tưởng mới, sáng tạo trong việc xây dựng và mở rộng tour du lịch một cách hợp lý, chất lượng, phù hợp với các đối tượng du khách một cách hiệu quả nhất.
Đến với Hội chợ lần này các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp xúc với không gian du lịch mới như du lịch mạo hiểm, du lịch tưởng niệm (Le Tourisme de Mémoire), bánh xe du lịch mạo hiểm (Les Roues de l'aventure), du lịch khám phá… Đây cũng là những loại hình du lịch thu hút nhiều sự quan tâm của du khách nhất là giới trẻ đến từ các nước châu Âu.
Ngoài ra, thông qua việc tham dự các diễn đàn và hội thảo chuyên đề, chẳng hạn như diễn đàn du lịch số (e-tourisme), du lịch thưởng thức rượu (oenotourisme)…, doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận được với “chìa khóa của sự thành công,” tiếp thu các kỹ năng, kỹ thuật tổ chức tour, cách thức mời gọi các công ty, đối tác, phối hợp hoặc hợp tác tổ chức phát triển các loại hình du lịch này trong tương lai.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Pháp, khi đánh giá về tiềm năng du lịch của Việt Nam, một số khách du lịch Pháp; trong đó ông Bertrand Sirven, người rất yêu quý Việt Nam, cho biết các điểm du lịch ở Việt Nam còn rất “tự nhiên” (naturelle) để khám phá, nhất là ở các tỉnh miền núi. Việt Nam là một đất nước hiếu khách, người Việt Nam luôn “hiểu biết, cởi mở, dễ gần và rất nhiệt tình.”
Họ bày tỏ mong muốn được đến hoặc quay trở lại du lịch Việt Nam nhiều hơn. Tuy nhiên, theo họ để có thể thu hút ngày càng nhiều du khách, ngành du lịch Việt Nam tích cực cải tiến chất lượng các loại hoạt động dịch vụ và không bao giờ để mai một hoặc mất đi những nét đặc trưng về văn hóa, ẩm thực, âm nhạc truyền thống… chẳng hạn như vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam trong trang phục áo dài truyền thống...
Mặc dù không phải là một trong các nhà tổ chức tour du lịch chuyên nghiệp, nhưng ông Bertrand Sirven, đã chia xẻ để du lịch Việt Nam có thể phát triển tốt hơn, còn cần phải chú trọng đến việc tăng cường hơn nữa quảng bá các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và du lịch, giới thiệu nét độc đáo về đất nước và con người Việt Nam trên các phương tiên thông tin đại chúng để đến được với bạn bè quốc tế.
Đồng thời, Việt Nam nên phát triển và kết hợp các tour du lịch truyền thống với những tour du lịch mới đặc thù của các vùng miền khác nhau như du lịch mạo hiểm, du lịch miệt vườn, du lịch khám phá… Hiện nay, du khách có xu hướng thích các tour du lịch có thể cùng ăn, cùng ở hoặc cùng tham gia chia xẻ các hoạt động sản xuất các ngành nghề truyền thống với các gia đình các dân tộc thiểu số, hay các gia đình truyền thống tại các địa bàn diễn ra các tour du lịch đó.
Ngoài ra, theo ông, cần chú ý đến việc phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn ngành du lịch, bằng việc tổ chức một khu vực lớn trong đó bao gồm nhiều gian hàng lớn, nhỏ và vừa của các công ty du lịch tư nhân và Nhà nước tại các Hội chợ quốc tế về du lịch, nhằm làm nổi bật được những tiềm năng phong phú, đa dạng của ngành “công nghiệp không khói” của Việt Nam./.
Lê Hà-Nguyễn Tuyên/Paris (Vietnam+)