Đây là dây chuyền công nghệ đầu tiên của các doanh nghiệp Việt Nam đượcđánh giá là hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á, có khả năng sản xuất nhiều chủngloại sản phẩm khác nhau như thiết bị đầu cuối (điện thoại di động thông thườngvà thông minh, máy tính bảng, máy tính All-in-one...), thiết bị hạ tầng mạng,thiết bị thông tin quân sự...
Dây chuyền có công xuất thiết kế đạt tới 5 triệu USB 3G/năm, hoặc 3 triệumáy điện thoại di động/năm hoặc 900.000 máy tính/năm, phục vụ cho nhu cầu thịtrường của Viettel - bao gồm cả những thị trường nước ngoài mà Viettel đầu tư.
Hiện dây chuyền được vận hành bởi hơn 40 kỹ sư, thạc sỹ và tiến sỹ, trongđó hầu hết đã từng đảm nhiệm các vị trí quản lý tương đương tại các hãng sảnxuất tên tuổi trên thế giới.
Với tổng giá trị đầu tư (bao gồm cả xây dựng nhà xưởng) trên 200 tỷ đồng,sau 1 năm triển khai, đến nay dây chuyền đã vận hành chính thức.
Khác với các dựán chuyển giao công nghệ của nước ngoài trong các nhà máy liên doanh, dây chuyềnnày hoàn toàn do người Việt Nam tự xây dựng cấu hình, lựa chọn, lắp đặt, vậnhành và làm chủ hoàn toàn công nghệ, nhờ vậy giúp tiết kiệm và tăng hiệu quả đầutư.
Hiện nay, toàn bộ quy trình quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm(từ đầu vào đến đầu ra) của dây chuyền đều được tin học hóa bởi các phần mềmquản lý do Viettel tự phát triển, đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế cao nhất.
Đâylà bước đi đầu tiên, tạo tiền đề xây dựng các dây chuyền tiếp theo trong chiếnlược sản xuất thiết bị điện tử viễn thông của Viettel.
Cùng với Viện nghiên cứu phát triển Viettel (chuyên thiết kế sản phẩm),Trung tâm sản xuất điện tử Viettel (chuyên sản xuất sản phẩm) đã góp phần trựctiếp hoàn thiện mô hình của Viettel trong chiến lược sản xuất thiết bị điện tửviễn thông.
Đây là một trong 4 trụ phát triển chính của Viettel từ nay đến năm 2020,đặc biệt có quan hệ tương hỗ với chiến lược phát triển viễn thông trong nước vàđầu tư ra nước ngoài./.