Chiều 9/11, ông Phùng Mạnh Đắc, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã trực tiếp xuống hiện trường vụ thủng đập chứa bùn của Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng (xã Duyệt Trung, thị xã Cao Bằng) để chỉ đạo việc khắc phục sự cố.
Ông Đắc cho biết Công ty Cổ phần Khai thác và luyện kim Cao Bằng sẽ tổ chức dùng máy để hút bùn từ dòng suối trở lại đập chứa thải của công ty. Với những diện tích đất nông nghiệp bị bùn lấp, Tập đoàn sẽ cho phương tiện cơ giới xuống để nạo vét.
Hiện công ty cũng đã phối hợp cùng chính quyền địa phương dùng bao cát be bùn, lực lượng công nhân của công ty múc bùn ra khỏi nhà của một số hộ dân bị bùn tràn vào. Riêng ngôi nhà của chị Mã Thị Bạch, đã tính đến phương án tái định cư đến nơi mới nhưng vì gia đình không đồng ý và xin ở lại nên hiện công ty đang dọn bùn để gia đình chị Bạch sớm có nhà ở.
Để khắc phục tình trạng quá tải này, công ty đang xin phép tỉnh cho xây dựng thêm đập số 5 với trị giá hơn 30 tỷ đồng. Tuy nhiên, đập số 5 vẫn chưa được cấp phép vì báo cáo tác động môi trường trình lên Sở Tài nguyên và Môi trường chưa đảm bảo tiêu chuẩn nên đã bị trả lại.
Ông Đàm Trung Kỳ, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Khai thác và luyện kim Cao Bằng cho biết hiện công ty đã huy động 4 máy xúc, 8 xe tải, rải gần 40m3 đá dăm lót đường, 200 công nhân tham gia nạo vét bùn và ứng trực dọc bờ suối đề phòng người dân, gia súc bị lọt xuống. Đồng thời Công ty cũng đang triển khai hệ thống đường ống để hút bùn từ suối lên bể chứa thải của công ty.
Trao đổi với báo chí tại hiện trường, Phó Trưởng ban Khoáng sản (Vinacomin) Nguyễn Quốc Hưng cho hay có thể sẽ dùng phương án chặn cửa suối Nà Chúa cho bùn loãng ra rồi dùng máy hút để hút bùn trở lại bể chứa của nhà máy.
Tuy nhiên, khi nhóm phóng viên có mặt tại thực địa vào chiều tối 9/11 nhận thấy, lượng bùn được múc đi không đáng kể, nước và bùn thải vẫn tiếp tục chảy về hạ nguồn rồi đổ ra sông Bằng.
Tại nơi con suối Nà Chúa đổ ra sông Bằng, từng dòng bùn vẫn tiếp tục cuộn chảy, cho dù trước đó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng Nguyễn Hoàng Anh đã chỉ đạo cấm xả bùn ra gây ô nhiễm sông Bằng.
Tối 9/11, Vinacomin, Tổng Công ty khoáng sản Việt Nam, Công ty Cổ phần khoáng sản kim loại Cao Bằng tổ chức cuộc họp để bàn về giải pháp khắc phục hậu quả sự cố và các phương án gia cố đập, phòng ngừa sự cố tại các đập chứa bùn thải./.
Ông Đắc cho biết Công ty Cổ phần Khai thác và luyện kim Cao Bằng sẽ tổ chức dùng máy để hút bùn từ dòng suối trở lại đập chứa thải của công ty. Với những diện tích đất nông nghiệp bị bùn lấp, Tập đoàn sẽ cho phương tiện cơ giới xuống để nạo vét.
Hiện công ty cũng đã phối hợp cùng chính quyền địa phương dùng bao cát be bùn, lực lượng công nhân của công ty múc bùn ra khỏi nhà của một số hộ dân bị bùn tràn vào. Riêng ngôi nhà của chị Mã Thị Bạch, đã tính đến phương án tái định cư đến nơi mới nhưng vì gia đình không đồng ý và xin ở lại nên hiện công ty đang dọn bùn để gia đình chị Bạch sớm có nhà ở.
Để khắc phục tình trạng quá tải này, công ty đang xin phép tỉnh cho xây dựng thêm đập số 5 với trị giá hơn 30 tỷ đồng. Tuy nhiên, đập số 5 vẫn chưa được cấp phép vì báo cáo tác động môi trường trình lên Sở Tài nguyên và Môi trường chưa đảm bảo tiêu chuẩn nên đã bị trả lại.
Ông Đàm Trung Kỳ, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Khai thác và luyện kim Cao Bằng cho biết hiện công ty đã huy động 4 máy xúc, 8 xe tải, rải gần 40m3 đá dăm lót đường, 200 công nhân tham gia nạo vét bùn và ứng trực dọc bờ suối đề phòng người dân, gia súc bị lọt xuống. Đồng thời Công ty cũng đang triển khai hệ thống đường ống để hút bùn từ suối lên bể chứa thải của công ty.
Trao đổi với báo chí tại hiện trường, Phó Trưởng ban Khoáng sản (Vinacomin) Nguyễn Quốc Hưng cho hay có thể sẽ dùng phương án chặn cửa suối Nà Chúa cho bùn loãng ra rồi dùng máy hút để hút bùn trở lại bể chứa của nhà máy.
Tuy nhiên, khi nhóm phóng viên có mặt tại thực địa vào chiều tối 9/11 nhận thấy, lượng bùn được múc đi không đáng kể, nước và bùn thải vẫn tiếp tục chảy về hạ nguồn rồi đổ ra sông Bằng.
Tại nơi con suối Nà Chúa đổ ra sông Bằng, từng dòng bùn vẫn tiếp tục cuộn chảy, cho dù trước đó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng Nguyễn Hoàng Anh đã chỉ đạo cấm xả bùn ra gây ô nhiễm sông Bằng.
Tối 9/11, Vinacomin, Tổng Công ty khoáng sản Việt Nam, Công ty Cổ phần khoáng sản kim loại Cao Bằng tổ chức cuộc họp để bàn về giải pháp khắc phục hậu quả sự cố và các phương án gia cố đập, phòng ngừa sự cố tại các đập chứa bùn thải./.
Mạnh Hà (TTXVN/Vietnam+)