Bộ Công thương cho biết, đã có 8 tấn hàng may mặc đang được đóng gói đợt I để chuyển tới người dân Nhật Bản chịu ảnh hưởng của trận động đất và sóng thần ngày 11/3 vừa qua.
Số hàng may mặc trên do phía Nhật Bản đề nghị Chính phủ Việt Nam trợ giúp và Bộ Công thương là đơn vị đầu mối thực hiện việc chuyển giao số hàng này.
Ông Nguyễn Tiến Trường, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), đơn vị trực tiếp cung cấp cho biết, ngày 30/3 phía Nhật Bản đã gửi thư cho Việt Nam yêu cầu trợ giúp một lượng hàng may mặc, bao gồm: 100 nghìn đôi tất, 30 nghìn bộ quần áo lót, 30 nghìn bộ khăn, 30 nghìn bộ đũa và 30 ngàn bộ cốc giấy, bát giấy.
Ngay sau khi giao ban Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã giao nhiệm vụ trực tiếp cho Tập đoàn Dệt May chuẩn bị ngay số hàng trên.
“Số lượng dù không quá lớn nhưng khó khăn lại là phía bạn yêu cầu cung cấp nhiều mẫu trong một thời gian ngắn để lựa chọn và Vinatex đã phải tiến hành chào hàng trăm mẫu khác nhau cho phía Nhật Bản,” ông Trường nói.
Hiện phía Vinatex đã hoàn tất và số hàng trợ giúp trên đều đúng nhu cầu mà người Nhật hay sử dụng “nhưng quan trọng hơn là phải đảm bảo là hàng mới, hàng chất lượng tốt và giá bán trên cơ sở giá thành chứ không phải là giá kinh doanh,” ông Trường nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, việc trợ giúp này cũng sử dụng nguồn tiền của các tổ chức và cá nhân ủng hộ gửi đến Hội chữ thập đỏ Việt Nam nên khâu thẩm định giá từ Bộ Tài chính cũng được tiến hành rất nghiêm ngặt nhằm đảm bảo tính minh bạch và công khai.
Theo ông Trường, về cơ bản, quá trình chuẩn bị hàng hóa đợt I đã cơ bản hoàn tất, bao gồm hàng may mặc với số lượng khoảng 8 tấn, tương đương 140.000-150.000 USD và sẽ được chuyển đi bằng đường hàng không vào ngày 27-28/4 tới, sớm hơn yêu cầu của phía bạn nửa tháng.
Tuy nhiên, phía Việt Nam vẫn sẽ chịu trách nhiệm chuyển đến tận địa điểm mà người dân Nhật Bản đang gặp nạn, cách thủ đô Tokyo khoảng 400 km.
Ông Trường cho biết, Nhật Bản không chỉ là bạn hàng truyền thống mà còn là người bạn thủy chung lâu dài của ngành dệt may Việt Nam với trên 20 năm hoạt động, cá biệt có Công ty cổ phần Dệt kim Đông Xuân đã là đối tác với phía Takahara của Nhật trên 30 năm.
Thời kỳ Việt Nam chưa mở cửa hội nhập thì Nhật Bản cũng gần như là kênh duy nhất trở thành thị trường xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam.
“Cho nên đây không đơn thuần là hoạt động nhân đạo mà còn thể hiện tình cảm của ngành dệt may Việt Nam với các bạn hàng Nhật Bản,” ông Trường nhấn mạnh thêm.
Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản đạt 1,2 tỷ USD và dù đang phải đương đầu với những khó khăn do thiên tai, nhưng theo tính toán của ngành dệt may Việt Nam, con số 1,2 tỷ USD sẽ vẫn được duy trì trong năm 2011 tại thị trường này./.
Số hàng may mặc trên do phía Nhật Bản đề nghị Chính phủ Việt Nam trợ giúp và Bộ Công thương là đơn vị đầu mối thực hiện việc chuyển giao số hàng này.
Ông Nguyễn Tiến Trường, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), đơn vị trực tiếp cung cấp cho biết, ngày 30/3 phía Nhật Bản đã gửi thư cho Việt Nam yêu cầu trợ giúp một lượng hàng may mặc, bao gồm: 100 nghìn đôi tất, 30 nghìn bộ quần áo lót, 30 nghìn bộ khăn, 30 nghìn bộ đũa và 30 ngàn bộ cốc giấy, bát giấy.
Ngay sau khi giao ban Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã giao nhiệm vụ trực tiếp cho Tập đoàn Dệt May chuẩn bị ngay số hàng trên.
“Số lượng dù không quá lớn nhưng khó khăn lại là phía bạn yêu cầu cung cấp nhiều mẫu trong một thời gian ngắn để lựa chọn và Vinatex đã phải tiến hành chào hàng trăm mẫu khác nhau cho phía Nhật Bản,” ông Trường nói.
Hiện phía Vinatex đã hoàn tất và số hàng trợ giúp trên đều đúng nhu cầu mà người Nhật hay sử dụng “nhưng quan trọng hơn là phải đảm bảo là hàng mới, hàng chất lượng tốt và giá bán trên cơ sở giá thành chứ không phải là giá kinh doanh,” ông Trường nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, việc trợ giúp này cũng sử dụng nguồn tiền của các tổ chức và cá nhân ủng hộ gửi đến Hội chữ thập đỏ Việt Nam nên khâu thẩm định giá từ Bộ Tài chính cũng được tiến hành rất nghiêm ngặt nhằm đảm bảo tính minh bạch và công khai.
Theo ông Trường, về cơ bản, quá trình chuẩn bị hàng hóa đợt I đã cơ bản hoàn tất, bao gồm hàng may mặc với số lượng khoảng 8 tấn, tương đương 140.000-150.000 USD và sẽ được chuyển đi bằng đường hàng không vào ngày 27-28/4 tới, sớm hơn yêu cầu của phía bạn nửa tháng.
Tuy nhiên, phía Việt Nam vẫn sẽ chịu trách nhiệm chuyển đến tận địa điểm mà người dân Nhật Bản đang gặp nạn, cách thủ đô Tokyo khoảng 400 km.
Ông Trường cho biết, Nhật Bản không chỉ là bạn hàng truyền thống mà còn là người bạn thủy chung lâu dài của ngành dệt may Việt Nam với trên 20 năm hoạt động, cá biệt có Công ty cổ phần Dệt kim Đông Xuân đã là đối tác với phía Takahara của Nhật trên 30 năm.
Thời kỳ Việt Nam chưa mở cửa hội nhập thì Nhật Bản cũng gần như là kênh duy nhất trở thành thị trường xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam.
“Cho nên đây không đơn thuần là hoạt động nhân đạo mà còn thể hiện tình cảm của ngành dệt may Việt Nam với các bạn hàng Nhật Bản,” ông Trường nhấn mạnh thêm.
Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản đạt 1,2 tỷ USD và dù đang phải đương đầu với những khó khăn do thiên tai, nhưng theo tính toán của ngành dệt may Việt Nam, con số 1,2 tỷ USD sẽ vẫn được duy trì trong năm 2011 tại thị trường này./.
Đức Duy (Vietnam+)