Có một loại “virus” đang lây lan với tốc độ chóng mặt tại Hà Nội. Từ những quán cafe mát lạnh đến những hàng trá đá vỉa hè bụi bặm tới ngạt thở, loại virus này đều quyết không buông tha “người bệnh.”
Và, “dịch bệnh” này cũng đang khiến nhiều công sở đứng ngồi không yên với những câu chuyện xoay quanh trái bóng Jabulani và tiếng kèn Vuvuzela hoang dã phía bên kia địa cầu.
Phòng làm việc thành… quán bia
Sáng nào cũng thế, việc đầu tiên khi anh Thành, giám đốc công ty thiết kế phần mềm máy tính ở đường Nguyễn Trãi, lên công ty là vội vã nhập cuộc “họp” với anh em cùng cơ quan.
Lạ một điều, cuộc họp giao ban không hề có bóng dáng của những hợp đồng còn dang dở. Trong suốt buổi bàn luận, chỉ có những lời xuýt xoa bởi lối đá tấn công mê hoặc của những “cỗ xe tăng” Đức hay những tiếng thở hắt tiếc nuối cho sự kiên cường của người Triều Tiên.
Anh Thành kể rằng, mọi khi, buổi họp chỉ có mình anh độc thoại. Vậy mà nay, mười mấy người ai cũng đua nhau lên tiếng.
“Bình thường chỉ có sếp đưa ra ý kiến, nhân viên cứ thế mà thực hiện. Nhưng, đã bàn về bóng đá, mình lý luận chặt mấy cũng bị anh em 'đá văng' đi,” anh Thành nói.
Vốn là người nghiêm túc trong công việc nhưng anh Thành bảo, bốn năm mới có một lần nên cũng không nỡ "siết" nhân viên.
“Quan trọng là chính mình cũng mê bóng đá quá. Vậy nên, việc có thể chậm lại được vài buổi chứ trận đấu chỉ có 90 phút. Bỏ lỡ phút nào là tiếc đứt ruột phút nấy,” anh Thành khẳng định.
Anh Hà, nhân viên công ty cổ phần xây dựng và thương mại Formach (Hoàng Mai, Hà Nội) mấy ngày nay đều nán lại công ty tới khuya. Mặc cho vợ anh nhăn nhó cau mày, anh cùng gần chục anh em đồng nghiệp vẫn hò nhau quyết lập tụ điểm xem bóng đá ngay tại cơ quan.
Vậy là, cứ sau giờ tan sở, cả phòng anh Hà vui như hội. Người vội chạy đi mua bia, người lo ra chợ mua đồ ăn. Lúc đầu, phụ nữ trong phòng cũng không mấy thích thú vì cả phòng phút chốc như biến thành… quán bia. Thế nhưng, không ít chị em cũng bị “mê dụ” bởi cuộc vui của anh em mà cùng tham gia hò hét chẳng kém cánh mày râu.
“Mấy ngày này, anh em được cười hết cỡ sau một ngày làm việc mệt mỏi. Vui nhất là trận cầu đinh giữa Bồ Đào Nha và Bờ Biển Ngà. Mọi người được dịp hò hét khản cổ. Đây mới đúng là không khí của ngày hội bóng đá,” anh Hà cười thật tươi.
Trăm phương nghìn kế mùa trốn việc
Tiếng còi kết thúc trận đấu giữa Brazil và Triều Tiên vang lên khi đồng hồ của anh Hùng, nhân viên công ty máy tính trên phố Lò Đúc, chỉ 4 giờ sáng. Cố nhắm chặt đôi mắt cay xè, anh có thể mường tượng ra một ngày mệt mỏi đang đợi mình trong vài tiếng nữa.
Mới qua năm ngày ăn ngủ với bóng đá mà anh Hùng trông phờ phạc, đờ đẫn, mắt thâm quầng như sỹ tử vào mùa thi đại học. Oái oăm sao khi những trận cầu đinh phần lớn đều rơi vào 1 giờ 30 phút sáng.
Vậy nên, tâm trí anh bị giằng xé ghê gớm lắm. Lý trí bảo anh chỉ xem bóng đá tới 11 giờ rồi cắn răng tắt tivi để mai đi làm sớm. Thế nhưng, mọi giác quan khác của anh lại chẳng cho lý trí bất kỳ cơ hội… "ghi bàn" nào.
Bởi thế, chỉ tính từ đầu tuần tới giờ, đã hai lần anh Hùng đi làm muộn. Hôm nào đến nơi, anh cũng thề sống thề chết sẽ làm bù vào cuối ngày. Nhưng, chiều chiều, hễ có điện thoại rủ đi xem bóng đá là anh lại thấy giằng xé, sốt ruột như có lửa đốt.
Vậy là, chỉ chờ sếp ra khỏi phòng là anh Hùng cũng nhanh chân “chuồn” thẳng.
“Cứ ra khỏi phòng là phải nhanh tay tắt máy ngay. Nếu lỡ sếp có gọi điện tìm thì… cũng đã muộn,” anh Hùng cười to chỉ vào chiếc điện thoại đã tắt ngóm từ khi nào.
Chị Bằng (nhân viên công ty phần mềm trên phố Thái Hà) lại chót mê mẩn mấy anh chàng đẹp trai của đội quân "áo thiên thanh" từ cách đây bốn năm. Bởi thế, mặc cho trận Italy-Paraguay diễn ra lúc 1 giờ 30 phút sáng nhưng chị Bằng vẫn nhất quyết thức tới cùng.
“Mình đã sớm phòng thủ bằng cách nhắn tin với trưởng nhóm xin nghỉ vì con ốm rồi. Hôm trước thì mình bảo là đưa con đi khám bệnh. Cũng ngại lắm nhưng không khí World Cup cứ cuốn mình đi như thế,” chị tâm sự.
Nữ cổ động viên nhiệt tình này cũng bật mí rằng, đồng nghiệp trong nhóm chị không mấy người giữ được phong độ đi sớm về muộn như ngày trước. Sáng nào sếp của chị cũng nhăn nhó vì thấy phòng làm việc vắng tanh.
“Không hiểu sau cơn bão World Cup này, nhiều công sở sẽ 'tan hoang' thế nào đây,” chị Bằng cười dí dỏm./.
Và, “dịch bệnh” này cũng đang khiến nhiều công sở đứng ngồi không yên với những câu chuyện xoay quanh trái bóng Jabulani và tiếng kèn Vuvuzela hoang dã phía bên kia địa cầu.
Phòng làm việc thành… quán bia
Sáng nào cũng thế, việc đầu tiên khi anh Thành, giám đốc công ty thiết kế phần mềm máy tính ở đường Nguyễn Trãi, lên công ty là vội vã nhập cuộc “họp” với anh em cùng cơ quan.
Lạ một điều, cuộc họp giao ban không hề có bóng dáng của những hợp đồng còn dang dở. Trong suốt buổi bàn luận, chỉ có những lời xuýt xoa bởi lối đá tấn công mê hoặc của những “cỗ xe tăng” Đức hay những tiếng thở hắt tiếc nuối cho sự kiên cường của người Triều Tiên.
Anh Thành kể rằng, mọi khi, buổi họp chỉ có mình anh độc thoại. Vậy mà nay, mười mấy người ai cũng đua nhau lên tiếng.
“Bình thường chỉ có sếp đưa ra ý kiến, nhân viên cứ thế mà thực hiện. Nhưng, đã bàn về bóng đá, mình lý luận chặt mấy cũng bị anh em 'đá văng' đi,” anh Thành nói.
Vốn là người nghiêm túc trong công việc nhưng anh Thành bảo, bốn năm mới có một lần nên cũng không nỡ "siết" nhân viên.
“Quan trọng là chính mình cũng mê bóng đá quá. Vậy nên, việc có thể chậm lại được vài buổi chứ trận đấu chỉ có 90 phút. Bỏ lỡ phút nào là tiếc đứt ruột phút nấy,” anh Thành khẳng định.
Anh Hà, nhân viên công ty cổ phần xây dựng và thương mại Formach (Hoàng Mai, Hà Nội) mấy ngày nay đều nán lại công ty tới khuya. Mặc cho vợ anh nhăn nhó cau mày, anh cùng gần chục anh em đồng nghiệp vẫn hò nhau quyết lập tụ điểm xem bóng đá ngay tại cơ quan.
Vậy là, cứ sau giờ tan sở, cả phòng anh Hà vui như hội. Người vội chạy đi mua bia, người lo ra chợ mua đồ ăn. Lúc đầu, phụ nữ trong phòng cũng không mấy thích thú vì cả phòng phút chốc như biến thành… quán bia. Thế nhưng, không ít chị em cũng bị “mê dụ” bởi cuộc vui của anh em mà cùng tham gia hò hét chẳng kém cánh mày râu.
“Mấy ngày này, anh em được cười hết cỡ sau một ngày làm việc mệt mỏi. Vui nhất là trận cầu đinh giữa Bồ Đào Nha và Bờ Biển Ngà. Mọi người được dịp hò hét khản cổ. Đây mới đúng là không khí của ngày hội bóng đá,” anh Hà cười thật tươi.
Trăm phương nghìn kế mùa trốn việc
Tiếng còi kết thúc trận đấu giữa Brazil và Triều Tiên vang lên khi đồng hồ của anh Hùng, nhân viên công ty máy tính trên phố Lò Đúc, chỉ 4 giờ sáng. Cố nhắm chặt đôi mắt cay xè, anh có thể mường tượng ra một ngày mệt mỏi đang đợi mình trong vài tiếng nữa.
Mới qua năm ngày ăn ngủ với bóng đá mà anh Hùng trông phờ phạc, đờ đẫn, mắt thâm quầng như sỹ tử vào mùa thi đại học. Oái oăm sao khi những trận cầu đinh phần lớn đều rơi vào 1 giờ 30 phút sáng.
Vậy nên, tâm trí anh bị giằng xé ghê gớm lắm. Lý trí bảo anh chỉ xem bóng đá tới 11 giờ rồi cắn răng tắt tivi để mai đi làm sớm. Thế nhưng, mọi giác quan khác của anh lại chẳng cho lý trí bất kỳ cơ hội… "ghi bàn" nào.
Bởi thế, chỉ tính từ đầu tuần tới giờ, đã hai lần anh Hùng đi làm muộn. Hôm nào đến nơi, anh cũng thề sống thề chết sẽ làm bù vào cuối ngày. Nhưng, chiều chiều, hễ có điện thoại rủ đi xem bóng đá là anh lại thấy giằng xé, sốt ruột như có lửa đốt.
Vậy là, chỉ chờ sếp ra khỏi phòng là anh Hùng cũng nhanh chân “chuồn” thẳng.
“Cứ ra khỏi phòng là phải nhanh tay tắt máy ngay. Nếu lỡ sếp có gọi điện tìm thì… cũng đã muộn,” anh Hùng cười to chỉ vào chiếc điện thoại đã tắt ngóm từ khi nào.
Chị Bằng (nhân viên công ty phần mềm trên phố Thái Hà) lại chót mê mẩn mấy anh chàng đẹp trai của đội quân "áo thiên thanh" từ cách đây bốn năm. Bởi thế, mặc cho trận Italy-Paraguay diễn ra lúc 1 giờ 30 phút sáng nhưng chị Bằng vẫn nhất quyết thức tới cùng.
“Mình đã sớm phòng thủ bằng cách nhắn tin với trưởng nhóm xin nghỉ vì con ốm rồi. Hôm trước thì mình bảo là đưa con đi khám bệnh. Cũng ngại lắm nhưng không khí World Cup cứ cuốn mình đi như thế,” chị tâm sự.
Nữ cổ động viên nhiệt tình này cũng bật mí rằng, đồng nghiệp trong nhóm chị không mấy người giữ được phong độ đi sớm về muộn như ngày trước. Sáng nào sếp của chị cũng nhăn nhó vì thấy phòng làm việc vắng tanh.
“Không hiểu sau cơn bão World Cup này, nhiều công sở sẽ 'tan hoang' thế nào đây,” chị Bằng cười dí dỏm./.
Xuân Dũng (Vietnam+)