Ngày 20/10, Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã công bố báo cáo “Môi trường Kinh doanh 2012: Kinh doanh trong một thế giới minh bạch hơn” trên toàn cầu.
Báo cáo đã đánh giá các quy định có ảnh hưởng đến doanh nghiệp nội địa ở 183 nền kinh tế và xếp hạng các nền kinh tế theo 10 lĩnh vực quy định đối với doanh nghiệp như thành lập doanh nghiệp, xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và thương mại quốc tế.
Theo báo cáo, Việt Nam được xếp hạng 98 trong tổng số 183 nền kinh tế trong năm 2010/2011, thấp hơn so với hạng 90 của năm 2010. Các thứ hạng của năm ngoái đã được tính toán lại do bổ sung các chỉ số mới, điều chỉnh số liệu và các thay đổi về phương pháp tính đối với các chỉ số hiện có nhằm tạo cơ sở để có thể so sánh với thứ hạng của năm nay.
"Việc tụt hạng của Việt Nam một phần là do rất nhiều quốc gia khác đã tiến hành cải cách mạnh mẽ các quy định kinh doanh trong năm qua, với tổng cộng 245 cải cách ở 125 nền kinh tế trên toàn cầu. Thêm vào đó, năm nay Việt Nam đã bị xuống hạng mạnh nhất ở hai chỉ số nộp thuế và xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán," báo cáo chỉ rõ.
Cũng theo báo cáo, Việt Nam đã tăng cường bảo vệ nhà đầu tư trong năm 2010/2011, song vẫn cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách để cùng với các nền kinh tế khác trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp nội địa.
Báo cáo chỉ ra, Singapore và Đặc khu Hành chính Hồng Kông của Trung Quốc là những nơi có môi trường pháp lý thuận lợi nhất đối với các doanh nghiệp địa phương. Tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Trung Quốc là nước đạt nhiều tiến bộ nhất trong việc cải thiện môi trường kinh doanh trong suốt sáu năm qua.
Việt Nam đã có nỗ lực tăng cường bảo vệ nhà đầu tư bằng cách đề ra các tiêu chuẩn cao hơn về trách nhiệm giải trình đối với thành viên Hội đồng Quản trị công ty. Việc xếp hạng về cải cách môi trường kinh doanh năm nay bổ sung thêm chỉ số về tiếp cận điện năng, một lĩnh vực hiện đang tiêu tốn khá nhiều thời gian và chi phí của doanh nghiệp ở Việt Nam so với các nước khác.
Bà Victoria Kwa Kwa, Giám đốc WB cho rằng, tuy Việt Nam đã đạt được tiến bộ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh trong những năm qua, nhưng một số quốc gia khác lại đang làm tốt hơn.
“Trong bối cảnh thị trường toàn cầu và khu vực hết sức năng động với sự canh tranh thu hút đầu tư tư nhân ngày càng gay gắt hiện nay, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh tốc độ và chiều sâu cải cách để duy trì sức cạnh tranh và tận dụng hiệu quả tiềm năng của các doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài để đóng góp nhiều hơn nữa cho sự tăng trưởng và phát triển của Việt Nam,” bà Victoria Kwa Kwa nhấn mạn.
Theo Báo cáo, năm 2010, 14 trong số 24 nền kinh tế của khu vực Đông Á-Thái Bình Dương đã có sự cải thiện về quy định doanh nghiệp. Quần đảo Solomon, Tonga, Vanuatu và Malaysia có sự cải thiện từ 3 lĩnh vực trở lên theo đánh giá của báo cáo Môi trường Kinh doanh. Malaysia tăng được 5 bậc trong xếp hạng toàn cầu lên vị trí thứ 18, nhờ triển khai các cải cách hành chính, trong đó có việc thiết lập bộ phận một cửa mới xử lý hồ sơ thành lập doanh nghiệp, vi tính hóa hệ thống tòa án thương mại và cải thiện thủ tục xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Brunei Darussalam tăng thứ hạng lên vị trí 83, một phần nhờ nước này tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong thủ tục cung cấp điện năng./.
Báo cáo đã đánh giá các quy định có ảnh hưởng đến doanh nghiệp nội địa ở 183 nền kinh tế và xếp hạng các nền kinh tế theo 10 lĩnh vực quy định đối với doanh nghiệp như thành lập doanh nghiệp, xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và thương mại quốc tế.
Theo báo cáo, Việt Nam được xếp hạng 98 trong tổng số 183 nền kinh tế trong năm 2010/2011, thấp hơn so với hạng 90 của năm 2010. Các thứ hạng của năm ngoái đã được tính toán lại do bổ sung các chỉ số mới, điều chỉnh số liệu và các thay đổi về phương pháp tính đối với các chỉ số hiện có nhằm tạo cơ sở để có thể so sánh với thứ hạng của năm nay.
"Việc tụt hạng của Việt Nam một phần là do rất nhiều quốc gia khác đã tiến hành cải cách mạnh mẽ các quy định kinh doanh trong năm qua, với tổng cộng 245 cải cách ở 125 nền kinh tế trên toàn cầu. Thêm vào đó, năm nay Việt Nam đã bị xuống hạng mạnh nhất ở hai chỉ số nộp thuế và xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán," báo cáo chỉ rõ.
Cũng theo báo cáo, Việt Nam đã tăng cường bảo vệ nhà đầu tư trong năm 2010/2011, song vẫn cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách để cùng với các nền kinh tế khác trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp nội địa.
Báo cáo chỉ ra, Singapore và Đặc khu Hành chính Hồng Kông của Trung Quốc là những nơi có môi trường pháp lý thuận lợi nhất đối với các doanh nghiệp địa phương. Tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Trung Quốc là nước đạt nhiều tiến bộ nhất trong việc cải thiện môi trường kinh doanh trong suốt sáu năm qua.
Việt Nam đã có nỗ lực tăng cường bảo vệ nhà đầu tư bằng cách đề ra các tiêu chuẩn cao hơn về trách nhiệm giải trình đối với thành viên Hội đồng Quản trị công ty. Việc xếp hạng về cải cách môi trường kinh doanh năm nay bổ sung thêm chỉ số về tiếp cận điện năng, một lĩnh vực hiện đang tiêu tốn khá nhiều thời gian và chi phí của doanh nghiệp ở Việt Nam so với các nước khác.
Bà Victoria Kwa Kwa, Giám đốc WB cho rằng, tuy Việt Nam đã đạt được tiến bộ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh trong những năm qua, nhưng một số quốc gia khác lại đang làm tốt hơn.
“Trong bối cảnh thị trường toàn cầu và khu vực hết sức năng động với sự canh tranh thu hút đầu tư tư nhân ngày càng gay gắt hiện nay, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh tốc độ và chiều sâu cải cách để duy trì sức cạnh tranh và tận dụng hiệu quả tiềm năng của các doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài để đóng góp nhiều hơn nữa cho sự tăng trưởng và phát triển của Việt Nam,” bà Victoria Kwa Kwa nhấn mạn.
Theo Báo cáo, năm 2010, 14 trong số 24 nền kinh tế của khu vực Đông Á-Thái Bình Dương đã có sự cải thiện về quy định doanh nghiệp. Quần đảo Solomon, Tonga, Vanuatu và Malaysia có sự cải thiện từ 3 lĩnh vực trở lên theo đánh giá của báo cáo Môi trường Kinh doanh. Malaysia tăng được 5 bậc trong xếp hạng toàn cầu lên vị trí thứ 18, nhờ triển khai các cải cách hành chính, trong đó có việc thiết lập bộ phận một cửa mới xử lý hồ sơ thành lập doanh nghiệp, vi tính hóa hệ thống tòa án thương mại và cải thiện thủ tục xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Brunei Darussalam tăng thứ hạng lên vị trí 83, một phần nhờ nước này tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong thủ tục cung cấp điện năng./.
Minh Thúy (Vietnam+)