Việt Nam cần có một cơ quan đủ tầm nhằm phối hợp hoạt động của nhiều bộ ngành, quán xuyến, giải quyết được những hạn chế tồn tại và vấn đề phát sinh trong việc tạo thuận lợi thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh khi hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế thế giới.
Khuyến nghị trên được đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra tại Hội thảo tham vấn về thúc đẩy thương mại, tạo lập giá trị và năng lực cạnh tranh.
Theo WB, mặc dù đã đạt được những thành tích đáng kể trong xuất khẩu nhưng Việt Nam hiện vẫn phải đối mặt với thâm hụt nghiêm trọng trong cán cân thương mại với các đối tác lớn.
Thêm vào đó, tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã tăng đáng kể nhưng chỉ với hàm lượng công nghệ thấp và do vậy không có giá trị gia tăng cao.
Ngoài ra, nhiều thủ tục pháp lý về thương mại vẫn chậm được cải cách trong khi sự phối hợp giữa các bộ ngành liên quan như Tài chính (Hải quan), Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Y tế, Công an, bộ đội biên phòng... vẫn lỏng lẻo, chưa tạo được các thuận lợi cần thiết cho hoạt động thương mại.
Dự báo của WB cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2020. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh về thương mại, Việt Nam cần tập trung đầu tư cho ba trụ cột chính: Cơ sở hạ tầng thương mại và dịch vụ hậu cần; thủ tục pháp lý trong thương mại và tái cơ cấu chuỗi cung ứng để gia tăng giá trị.
Do các nội dung này liên quan tới hoạt động của nhiều bộ, ngành khác nhau nên để hiện thực hóa mục tiêu, Việt Nam cần thành lập một cơ quan ở cấp chính phủ để chỉ đạo và phối hợp được mọi hoạt động cần thiết.
Tuy nhiên, do Việt Nam đã có Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (NCIEC) nên không nhất thiết phải thành lập thêm một cơ quan mới mà có thể tăng cường năng lực và trao thêm quyền hạn cho một vụ chức năng của NCIEC để Ủy ban này có thể đảm nhiệm nhiệm vụ quan trọng này.
Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Lương Văn Tự, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam bao gồm cả xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, khoa học công nghệ nên nằm ở nhiều bộ ngành khác nhau.
Vì vậy, việc thành lập một cơ quan theo khuyến nghị của WB là cần thiết nhằm phối hợp hành động của các bộ ngành khác nhau, kịp thời đề xuất và đưa ra các kiến nghị sát thực giúp Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách và giải pháp thiết thực, hiệu quả, cụ thể để tạo lập giá trị và nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế thế giới.
Ông Tự cũng cho biết hiện tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào xuất khẩu.
Nhìn nhận các khuyến nghị của WB, ông Tự cho hay đây là các khuyến nghị sát với thực tế của Việt Nam nhưng không phải là các khuyến nghị mới. Vấn đề nằm ở chỗ khuyến nghị đã có từ lâu nhưng Việt Nam vẫn chưa thực hiện được./.
Khuyến nghị trên được đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra tại Hội thảo tham vấn về thúc đẩy thương mại, tạo lập giá trị và năng lực cạnh tranh.
Theo WB, mặc dù đã đạt được những thành tích đáng kể trong xuất khẩu nhưng Việt Nam hiện vẫn phải đối mặt với thâm hụt nghiêm trọng trong cán cân thương mại với các đối tác lớn.
Thêm vào đó, tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã tăng đáng kể nhưng chỉ với hàm lượng công nghệ thấp và do vậy không có giá trị gia tăng cao.
Ngoài ra, nhiều thủ tục pháp lý về thương mại vẫn chậm được cải cách trong khi sự phối hợp giữa các bộ ngành liên quan như Tài chính (Hải quan), Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Y tế, Công an, bộ đội biên phòng... vẫn lỏng lẻo, chưa tạo được các thuận lợi cần thiết cho hoạt động thương mại.
Dự báo của WB cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2020. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh về thương mại, Việt Nam cần tập trung đầu tư cho ba trụ cột chính: Cơ sở hạ tầng thương mại và dịch vụ hậu cần; thủ tục pháp lý trong thương mại và tái cơ cấu chuỗi cung ứng để gia tăng giá trị.
Do các nội dung này liên quan tới hoạt động của nhiều bộ, ngành khác nhau nên để hiện thực hóa mục tiêu, Việt Nam cần thành lập một cơ quan ở cấp chính phủ để chỉ đạo và phối hợp được mọi hoạt động cần thiết.
Tuy nhiên, do Việt Nam đã có Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (NCIEC) nên không nhất thiết phải thành lập thêm một cơ quan mới mà có thể tăng cường năng lực và trao thêm quyền hạn cho một vụ chức năng của NCIEC để Ủy ban này có thể đảm nhiệm nhiệm vụ quan trọng này.
Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Lương Văn Tự, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam bao gồm cả xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, khoa học công nghệ nên nằm ở nhiều bộ ngành khác nhau.
Vì vậy, việc thành lập một cơ quan theo khuyến nghị của WB là cần thiết nhằm phối hợp hành động của các bộ ngành khác nhau, kịp thời đề xuất và đưa ra các kiến nghị sát thực giúp Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách và giải pháp thiết thực, hiệu quả, cụ thể để tạo lập giá trị và nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế thế giới.
Ông Tự cũng cho biết hiện tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào xuất khẩu.
Nhìn nhận các khuyến nghị của WB, ông Tự cho hay đây là các khuyến nghị sát với thực tế của Việt Nam nhưng không phải là các khuyến nghị mới. Vấn đề nằm ở chỗ khuyến nghị đã có từ lâu nhưng Việt Nam vẫn chưa thực hiện được./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)