Chiều 15/7, phó giáo sư-tiến sỹ Trần Đắc Phu - Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định, tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus MERS-CoV gây ra.
Trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch tổ chức chiều cùng ngày, ông Phu cho hay, trên thế giới, trong mấy tháng gần đây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus MERS-CoV gây ra đang có xu hướng gia tăng và có một số thay đổi về tình hình dịch tễ ảnh hưởng đến nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Đề cập đến mức độ nguy hiểm của dịch bệnh này, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng nhận định, bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus MERS-CoV gây ra có thể xâm nhập vào Việt Nam qua việc nhập cảnh của những người đến từ vùng có dịch bệnh, thông qua việc giao lưu thương mại, du lịch mở rộng giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ tháng 4/2012 đến 15/7/2013, thế giới đã ghi nhận có 82 trường hợp xét nghiệm dương tính với MERS-CoV, trong đó có 45 ca tử vong. WHO đánh giá đây là bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao trong nhóm bệnh truyền nhiễm (chiếm tới 56% trong tổng số ca mắc). Đặc biệt, hiện nay bệnh này vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
[Arập Xêút có thêm 2 người chết do virus MERS-CoV]
Về dịch bệnh này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thống nhất tên gọi chủng virus mới của virus Corona gây hội chứng viêm đường hô hấp ở khu vực Trung Đông MERS-CoV.
Hiện nay, dịch bệnh trên đã được ghi nhận tại 9 quốc gia, chủ yếu tại Ảrập-Xêút với 65 trường hợp mắc (chiếm gần 80%) và 37 trường hợp tử vong (chiếm hơn 82%).
Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho hay, bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus MERS-CoV có khả năng mắc ở hầu hết các độ tuổi, tuy nhiên chủ yếu là người già, nam giới (65%), người mắc bệnh mãn tính, trung tuổi.
Qua điều tra về dịch tễ, các chuyên gia của WHO cho thấy, virus trên có sự lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc gần, nhưng chưa ghi nhận sự lây lan rộng trong cộng đồng. Hiện chưa có các yếu tố phơi nhiễm chính cũng như các yếu tố nguy cơ của các trường hợp mắc rải rác trong cộng đồng.
Theo WHO, đa số các trường hợp mắc bệnh được báo cáo có triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp cấp và dẫn đến suy hô hấp, suy đa phủ tạng; thời gian ủ bệnh trung bình hơn 5 ngày.
Tuy nhiên, đại diện lãnh đạo Bộ Y tế cũng bày tỏ lo ngại khi gần đây tại Arập Xêút đã ghi nhận 8 trường hợp nhiễm virus mà không có biểu hiện triệu chứng ở một số cán bộ y tế và trẻ em. Điều này làm tăng mối lo ngại về những khó khăn trong việc phát hiện sớm và kiểm soát lây truyền bệnh trong cộng đồng và giữa nhiều nước khác nhau.
“Việc lây truyền có thể thông qua tiếp xúc hoặc qua các giọt nước bọt nhỏ, tuy nhiên điều này cũng cần nghiên cứu sâu hơn để có hiểu rõ về những nguy cơ của bệnh,” ông Phu phân tích.
Vì vậy, để phòng chống dịch bệnh trên, ngay sau khi có thông tin về các trường hợp mắc bệnh tại một số nước, Bộ Y tế Việt Nam đã tập trung chỉ đạo các bộ phận có liên quan tăng cường giám sát, lấy mẫu các trường hợp nghi ngờ để phát hiện sớm ca bệnh; tăng giám sát y tế tại các cửa khẩu, đặc biệt là các trường hợp về từ khu vực có dịch, sẵn sàng năng lực cho việc chẩn đoán xác định virus gây bệnh…
Bên cạnh đó, các trung tâm dự phòng đã sẵn sàng các đội cơ động phòng chống dịch, chuẩn bị vật tư, trang thiết bị phòng chống dịch và tăng cường giám sát các trường hợp mắc viêm đường hô hấp cấp tính trong cộng đồng.
Bộ Y tế cũng đang chuẩn bị thành lập Văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh trực thuộc Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi.
Để phòng bệnh, Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân để phòng bệnh như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn, đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh nhiễm bệnh./.
Trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch tổ chức chiều cùng ngày, ông Phu cho hay, trên thế giới, trong mấy tháng gần đây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus MERS-CoV gây ra đang có xu hướng gia tăng và có một số thay đổi về tình hình dịch tễ ảnh hưởng đến nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Đề cập đến mức độ nguy hiểm của dịch bệnh này, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng nhận định, bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus MERS-CoV gây ra có thể xâm nhập vào Việt Nam qua việc nhập cảnh của những người đến từ vùng có dịch bệnh, thông qua việc giao lưu thương mại, du lịch mở rộng giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ tháng 4/2012 đến 15/7/2013, thế giới đã ghi nhận có 82 trường hợp xét nghiệm dương tính với MERS-CoV, trong đó có 45 ca tử vong. WHO đánh giá đây là bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao trong nhóm bệnh truyền nhiễm (chiếm tới 56% trong tổng số ca mắc). Đặc biệt, hiện nay bệnh này vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
[Arập Xêút có thêm 2 người chết do virus MERS-CoV]
Về dịch bệnh này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thống nhất tên gọi chủng virus mới của virus Corona gây hội chứng viêm đường hô hấp ở khu vực Trung Đông MERS-CoV.
Hiện nay, dịch bệnh trên đã được ghi nhận tại 9 quốc gia, chủ yếu tại Ảrập-Xêút với 65 trường hợp mắc (chiếm gần 80%) và 37 trường hợp tử vong (chiếm hơn 82%).
Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho hay, bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus MERS-CoV có khả năng mắc ở hầu hết các độ tuổi, tuy nhiên chủ yếu là người già, nam giới (65%), người mắc bệnh mãn tính, trung tuổi.
Qua điều tra về dịch tễ, các chuyên gia của WHO cho thấy, virus trên có sự lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc gần, nhưng chưa ghi nhận sự lây lan rộng trong cộng đồng. Hiện chưa có các yếu tố phơi nhiễm chính cũng như các yếu tố nguy cơ của các trường hợp mắc rải rác trong cộng đồng.
Theo WHO, đa số các trường hợp mắc bệnh được báo cáo có triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp cấp và dẫn đến suy hô hấp, suy đa phủ tạng; thời gian ủ bệnh trung bình hơn 5 ngày.
Tuy nhiên, đại diện lãnh đạo Bộ Y tế cũng bày tỏ lo ngại khi gần đây tại Arập Xêút đã ghi nhận 8 trường hợp nhiễm virus mà không có biểu hiện triệu chứng ở một số cán bộ y tế và trẻ em. Điều này làm tăng mối lo ngại về những khó khăn trong việc phát hiện sớm và kiểm soát lây truyền bệnh trong cộng đồng và giữa nhiều nước khác nhau.
“Việc lây truyền có thể thông qua tiếp xúc hoặc qua các giọt nước bọt nhỏ, tuy nhiên điều này cũng cần nghiên cứu sâu hơn để có hiểu rõ về những nguy cơ của bệnh,” ông Phu phân tích.
Vì vậy, để phòng chống dịch bệnh trên, ngay sau khi có thông tin về các trường hợp mắc bệnh tại một số nước, Bộ Y tế Việt Nam đã tập trung chỉ đạo các bộ phận có liên quan tăng cường giám sát, lấy mẫu các trường hợp nghi ngờ để phát hiện sớm ca bệnh; tăng giám sát y tế tại các cửa khẩu, đặc biệt là các trường hợp về từ khu vực có dịch, sẵn sàng năng lực cho việc chẩn đoán xác định virus gây bệnh…
Bên cạnh đó, các trung tâm dự phòng đã sẵn sàng các đội cơ động phòng chống dịch, chuẩn bị vật tư, trang thiết bị phòng chống dịch và tăng cường giám sát các trường hợp mắc viêm đường hô hấp cấp tính trong cộng đồng.
Bộ Y tế cũng đang chuẩn bị thành lập Văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh trực thuộc Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi.
Để phòng bệnh, Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân để phòng bệnh như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn, đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh nhiễm bệnh./.
Theo thông tin từ Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm đến nay, viện đã lấy xét nghiệm 708 mẫu, nghi ngờ nhiễm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính trên và cúm A/H7N9. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm cho thấy, kết quả âm tính - không có trường hợp nào nhiễm hai bệnh nói trên. |
Thùy Giang (Vietnam+)