VN coi trọng gìn giữ văn hóa tín ngưỡng các dân tộc

Tại kỳ họp IPU, Việt Nam khẳng định luôn coi trọng gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa, tín ngưỡng của mọi dân tộc trên lãnh thổ.
Trong các ngày 21-26/10, tại thành phốQuebec City, Canada kỳ họp lần thứ 127 Đại hội đồng Liên minhnghị viện thế giới (IPU) diễn ra với chủ đề "Bảo vệ tính đa dạng để đảm bảo hòa bìnhtrong thế giới phân cực ngày nay," với sự tham dự của hơn 1.400 đại biểu từ 162quốc hội thành viên, cùng các đại diện của các thành viên liên kết và các tổchức phi chính phủ (NGO).

Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do ông Trần Văn Hằng,Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đốingoại của Quốc hội làm trưởng đoàn, tham dự kỳ họp.

Do tính đa dạng đang cần được tôn trọng và bảo vệ trong thế giới phân cực hiệnnay, nên cuộc tranh luận tại kỳ họp IPU lần thứ 127 tập trung bảo đảm quyền côngdân, quyền nhân thân, sự đa dạng ngôn ngữ và văn hóa trong một thế giới toàn cầuhóa; cách thức bảo vệ sự đa dạng chính trị, nhất là trong số các quốc gia thànhviên của IPU.

Phát biểu với báo giới, Chủ tịch IPU AbdelwahadRadi nhấn mạnh rằng thế giới ngày nay đang ngày càng trở nên chia rẽ về chínhtrị, tôn giáo, chủng tộc và ngôn ngữ, với những quan điểm bảo thủ. IPU có khảnăng và cần làm hết sức mình để chấm dứt những chia rẽ này.

Phát biểu tại phiên họp toàn thể của Đại hội đồng, ông Trần Văn Hằng khẳngđịnh rằng đảm bảo quyền công dân, quyền nhân thân và sự đa dạng văn hóa, ngônngữ là những nội dung cơ bản trong mục tiêu bảo đảm quyền con người.

Việt Namhiện có 54 dân tộc anh em, với các giá trị văn hóa, ngôn ngữ, tín ngưỡng đadạng. Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng việc gìn giữ và phát huy các giá trị vănhóa, ngôn ngữ, tín ngưỡng của mọi dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam một cách bìnhđẳng.

Việt Nam luôn xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế kết hợp chặt chẽ vớithực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, thông qua việc hoàn thiện hệ thống phápluật, chính sách bảo đảm an sinh xã hội đa dạng, linh hoạt có khả năng bảo vệ,giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương.

Trong tiến trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã thể hiện trách nhiệm của mìnhbằng việc tham gia đầy đủ và thực hiện nghiêm túc các công ước quốc tế về quyềncon người, quyền của người thiểu số, nội luật hóa hoặc áp dụng trực tiếp hầu hếtcác nguyên tắc và giá trị chung về nhân quyền được quốc tế công nhận.

Quốc hộiViệt Nam cam kết tiếp tục ủng hộ, tham gia chủ động, tích cực và có trách nhiệmcác nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm bảo đảm và phát huy các quyền cơ bảncủa con người nhằm mục tiêu hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.

Đoàn đại biểu quốc hội Việt Nam cũng đóng góp ý kiến về các nội dung thảo luậntại Ủy ban Chính trị và an ninh, Ủy ban Dân chủ nhân quyền và Ủy ban Tài chínhthương mại.

Về việc "Tăng cường trách nhiệm bảo vệ: Vai trò của nghị viện trongviệc đảm bảo đời sống công dân," đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam nhấn mạnh rằngQuốc hội Việt Nam lấy mục tiêu tối cao là phục vụ nhân dân, cam kết tham giatích cực và có trách nhiệm trong mọi nỗ lực khu vực và quốc tế để bảo vệ thànhquả hòa bình của dân tộc, không ngừng cải thiện cuộc sống ấm no, hạnh phúc củanhân dân Việt Nam và thế giới.

Trong chủ đề "Sử dụng các phương tiện truyềnthông, trong đó có các mạng xã hội nhằm tăng cường dân chủ và sự tham gia củangười dân," đoàn Việt Nam cho rằng mạng xã hội và sự phát triển của nó là một xuthế mới, thỏa mãn nhu cầu kết nối thông tin giữa mọi người, giúp xóa bỏ ranhgiới và khoảng cách địa lý.

Bên cạnh những yếu tố tích cực, truyền thông xã hộicũng tiềm ẩn những nhân tố tạo bất ổn, dễ bị lợi dụng. Vì vậy các nước cần tiếptục đẩy mạnh việc cung cấp thông tin trên các kênh chính thống, đồng thời pháthuy mặt tích cực của các mạng xã hội để đưa thông tin khách quan và kịp thời tớingười dân, tạo cơ chế tiếp nhận các phản hồi của người dân thông qua mạng xãhội.

Về vấn đề "Bình đẳng thương mại và đổi mới cơ chế tài chính vì sự pháttriển bền vững," đoàn đại biểu Việt Nam nêu ý kiến rằng thế giới cần có sự nhìnnhận đầy đủ về vai trò đầu tư tư nhân vào các lĩnh vực trọng yếu lâu nay vẫnthuộc sở hữu nhà nước như điện năng, thủy lợi, bảo vệ rừng và giao thông.

Cácnghị viện cần nhận thức rõ trách nhiệm tạo hành lang pháp lý phù hợp, đảm bảohiệu quả đầu tư cũng như bảo vệ môi trường, điểm mấu chốt của phát triển bềnvững.

Các kỳ họp của Đại hội đồng IPU là diễn đàn duy nhất quy tụ được tất cả các nướcthành viên IPU và các quan sát viên, kể cả những quốc gia đang xung đột vớinhau, hoặc những quốc gia bị cô lập về chính trị.

Ngoài nội dung chính trên,trong kỳ họp này, các thành viên cũng giải quyết những vấn đề có liên quan đếnhòa bình khác như cách thức kiến tạo hòa bình tại các quốc gia sau xung đột; bảovệ sinh mạng của dân thường và những cách thức để các nghị sĩ hỗ trợ việc giảitrừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Kỳ họp cũng dự kiến thông qua một kếhoạch hành động để đảm bảo sự bình đẳng giới trong quốc hội và các cơ quan hoạchđịnh chính sách, cũng như việc cải thiện môi trường làm việc của một thể chế dođàn ông chi phối bằng việc chuyển đổi các phương pháp làm việc, cấu trúc và vănhóa nội bộ.

IPU, được thành lập năm 1889, có trụ sở tại Geneva, là tổ chức chínhtrị đa quốc gia lâu đời nhất. IPU hiện có 155 thành viên và 9 quốc hội liên kết.Hàng năm, IPU tổ chức hai kỳ họp đại hội đồng.

Đại hội đồng IPU lần thứ 127 làlần thứ tư Quốc hội Canada đăng cai tổ chức, sau đại hội đồng lần thứ 23 tạiOttawa vào năm 1925, lần thứ 54 vào năm 1965 và lần thứ 74 vào năm1985.

Canada đã chính thức gia nhập IPU vào năm 1912, và năm nay là kỷ niệm 100năm ngày Canada gia nhập IPU.

Đại hội đồng IPU lần thứ 128 dự kiến diễn ra tại Quito, Ecuadorvào tháng 3/2013./.

Thanh Hoa-Thanh Hải/Ottawa (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Trường Sa - hành trình gắn kết triệu trái tim

Trường Sa - hành trình gắn kết triệu trái tim

Trường Sa - hành trình trở về trong trái tim - trở về với tình yêu Tổ quốc, với những giá trị thiêng liêng nhất mà mỗi người con đất Việt luôn gìn giữ, dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.