Diễn biến của thị trường chứng khoán ngày càng khó đoán định khi các thông tin tác động (tin xấu và tốt) đến thị trường liên tục đan xen. Suốt tháng 1, VN-Index đã duy trì trạng thái đi ngang trong biên độ 480-520 điểm cùng với giao dịch khá ảm đạm.
Theo giới phân tích, VN-Index đã tích lũy đủ lâu để sẵn sàng cho một đợt tăng trưởng. Tuy nhiên, các tin tức có sức tác động đến VN-Index đang trở nên bất lợi nên giao dịch của 2 tuần đầu tháng 2 này, hướng đi của VN-Index vẫn khó đoán định.
Sau “điểm tăng, khối lượng giảm”
Đóng cửa phiên cuối tuần trước (29/1), VN-Index tăng nhẹ 0,2 điểm, đứng ở mức 481,96 điểm. Tổng khối lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ giao dịch đạt 128,8 triệu đơn vị. Trung bình đạt 25,7 triệu cổ phiếu/phiên, giá trị đạt 1.000 tỷ đồng/phiên.
So với tuần trước, khối lượng giảm 23,64% và giá trị giảm 25,39%. HNX-Index cũng có kịch bản tương tự VN-Index với mức tăng 1,03 điểm, đứng ở mức 160,35 điểm. Tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch đạt 80,2 triệu cổ phiếu tương đương giá trị đạt 2.549 tỷ đồng. Trung bình đạt 16 triệu cổ phiếu/phiên, giá trị đạt 500 tỷ đồng/phiên, giảm 20% về khối lượng và 21% về giá trị.
Về tỉ trọng các phiên tăng, giảm điểm trong tuần, với 5 phiên giao dịch, VN-Index có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm điểm. Nhưng dù tỷ trọng các phiên tăng điểm của VN-Index nhiều hơn phiên giảm, giới phân tích cũng như các nhà đầu tư đều tỏ ra quan ngại khi khối lượng và giá trị giao dịch ngày càng thấp.
Về nguyên lý, để đảm bảo cho một xu hướng tăng bền vững, khi VN-Index tăng điểm phải đi kèm với sự gia tăng về khối lượng và giá trị giao dịch. Sự gia tăng phản ánh sự lạc quan của nhà đầu tư ngày càng cao nên dù giá cổ phiếu tăng họ vẫn quyết tâm mua vào.
Nhưng diễn biến 2 tuần qua thì ngược lại, mỗi khi VN-Index tăng điểm thì khối lượng và giá trị lại sụt giảm, điều này phản ánh các nhà đầu tư chưa lạc quan về triển vọng của thị trường chứng khoán trong quý I.
Sự lo ngại vẫn thống trị
Sau khi những lo ngại về chỉ số lạm phát (CPI) và tin tăng lãi suất cơ bản được giải tỏa, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam lại “vin” vào mối lo mới là các thị trường chứng khoán thế giới (Trung Quốc, Mỹ) và các khu vực châu Á, châu Âu đồng loạt tụt dốc vì sự bất ổn của kinh tế vĩ mô, hệ thống tài chính lại xuất hiện.
Tại thị trường chứng khoán Mỹ, mặc dù ngày 29/1, Bộ Thương mại Mỹ công bố, quý IV/2009, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã tăng 5,7% và trở thành quý tăng trưởng mạnh nhất trong vòng 6 năm qua, mức tăng trưởng vượt mọi dự báo của giới phân tích đưa ra trước đó; thế nhưng, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn giảm điểm, chỉ số S&P giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng qua.
Chuyên gia chứng khoán từng có nhiều dự báo rất chuẩn xác của Phố Wall là Marc Faber nhận định: “Chứng khoán Mỹ có thể giảm 20% trong vài tháng tới bởi thị trường vẫn trong tình trạng mua quá mức mà không có sự cải thiện đáng kể nào về kinh tế vĩ mô (tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 10%). Do tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao nên kinh tế vẫn có thể gây thất vọng ở một mức độ nào đó trong vài tháng tới. Kinh tế đã ổn định nhưng thực sự chưa có sức bật”.
Tuần trước, các sự kiện đáng chú ý với các nhà đầu tư là chính sách siết chặt tiền tệ của Trung Quốc, tỷ lệ nợ công của các nước thuộc EU, đặc biệt là Hy Lạp.
Theo ông Nguyễn Việt Dũng, Trưởng phòng phân tích Công ty Chứng khoán Sao Việt, tuy đã khá lâu, sự biến động của chỉ số Dow Jones (thị trường chứng khoán Mỹ) không còn ảnh hưởng nhiều đến sự vận động của VN-Index. Nhưng đó là khi chỉ số này vẫn giữ trên ngưỡng 10.000 điểm. Một khi chỉ số Dow Jones tụt khỏi ngưỡng 10.000, sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tín hiệu duy trì xu hướng ngang
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hương, chuyên viên Phòng phân tích Công ty Cổ phần Truyền thông Chứng khoán Việt Nam, theo kỹ thuật, phiên VN-Index đã phản ứng tích cực tại vùng 480 điểm. Đồ thị giá của VN-Index là một cây nến Doji, tín hiệu phản ánh tâm lý lưỡng lự của nhà đầu tư nên vùng 500-505 điểm sẽ là ngưỡng cản khó vượt của VN-Index.
Chỉ báo Stochastic Oscillator (chỉ báo tăng, giảm ngắn hạn) đang tiến về vùng đáy, tín hiệu phản ánh sẽ có một hai phiên tăng điểm nếu trong 2 phiên đầu tuần, VN-Index tiếp tục giảm điểm. Chỉ báo đo tâm lý Stress Index đi ngang, tức tâm lý nhà đầu tư đã ổn định trở lại.
Các chỉ báo MACD, DMI và ADX chưa xuất hiện tín hiệu tăng, xu hướng giảm vẫn chi phối. “Dựa trên các tín hiệu kỹ thuật, VN-Index sẽ tiếp tục đi ngang trong biên độ 480-505 điểm nếu không có các tin tức mới tác động”, bà Hương nhận định./.
Theo giới phân tích, VN-Index đã tích lũy đủ lâu để sẵn sàng cho một đợt tăng trưởng. Tuy nhiên, các tin tức có sức tác động đến VN-Index đang trở nên bất lợi nên giao dịch của 2 tuần đầu tháng 2 này, hướng đi của VN-Index vẫn khó đoán định.
Sau “điểm tăng, khối lượng giảm”
Đóng cửa phiên cuối tuần trước (29/1), VN-Index tăng nhẹ 0,2 điểm, đứng ở mức 481,96 điểm. Tổng khối lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ giao dịch đạt 128,8 triệu đơn vị. Trung bình đạt 25,7 triệu cổ phiếu/phiên, giá trị đạt 1.000 tỷ đồng/phiên.
So với tuần trước, khối lượng giảm 23,64% và giá trị giảm 25,39%. HNX-Index cũng có kịch bản tương tự VN-Index với mức tăng 1,03 điểm, đứng ở mức 160,35 điểm. Tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch đạt 80,2 triệu cổ phiếu tương đương giá trị đạt 2.549 tỷ đồng. Trung bình đạt 16 triệu cổ phiếu/phiên, giá trị đạt 500 tỷ đồng/phiên, giảm 20% về khối lượng và 21% về giá trị.
Về tỉ trọng các phiên tăng, giảm điểm trong tuần, với 5 phiên giao dịch, VN-Index có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm điểm. Nhưng dù tỷ trọng các phiên tăng điểm của VN-Index nhiều hơn phiên giảm, giới phân tích cũng như các nhà đầu tư đều tỏ ra quan ngại khi khối lượng và giá trị giao dịch ngày càng thấp.
Về nguyên lý, để đảm bảo cho một xu hướng tăng bền vững, khi VN-Index tăng điểm phải đi kèm với sự gia tăng về khối lượng và giá trị giao dịch. Sự gia tăng phản ánh sự lạc quan của nhà đầu tư ngày càng cao nên dù giá cổ phiếu tăng họ vẫn quyết tâm mua vào.
Nhưng diễn biến 2 tuần qua thì ngược lại, mỗi khi VN-Index tăng điểm thì khối lượng và giá trị lại sụt giảm, điều này phản ánh các nhà đầu tư chưa lạc quan về triển vọng của thị trường chứng khoán trong quý I.
Sự lo ngại vẫn thống trị
Sau khi những lo ngại về chỉ số lạm phát (CPI) và tin tăng lãi suất cơ bản được giải tỏa, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam lại “vin” vào mối lo mới là các thị trường chứng khoán thế giới (Trung Quốc, Mỹ) và các khu vực châu Á, châu Âu đồng loạt tụt dốc vì sự bất ổn của kinh tế vĩ mô, hệ thống tài chính lại xuất hiện.
Tại thị trường chứng khoán Mỹ, mặc dù ngày 29/1, Bộ Thương mại Mỹ công bố, quý IV/2009, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã tăng 5,7% và trở thành quý tăng trưởng mạnh nhất trong vòng 6 năm qua, mức tăng trưởng vượt mọi dự báo của giới phân tích đưa ra trước đó; thế nhưng, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn giảm điểm, chỉ số S&P giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng qua.
Chuyên gia chứng khoán từng có nhiều dự báo rất chuẩn xác của Phố Wall là Marc Faber nhận định: “Chứng khoán Mỹ có thể giảm 20% trong vài tháng tới bởi thị trường vẫn trong tình trạng mua quá mức mà không có sự cải thiện đáng kể nào về kinh tế vĩ mô (tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 10%). Do tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao nên kinh tế vẫn có thể gây thất vọng ở một mức độ nào đó trong vài tháng tới. Kinh tế đã ổn định nhưng thực sự chưa có sức bật”.
Tuần trước, các sự kiện đáng chú ý với các nhà đầu tư là chính sách siết chặt tiền tệ của Trung Quốc, tỷ lệ nợ công của các nước thuộc EU, đặc biệt là Hy Lạp.
Theo ông Nguyễn Việt Dũng, Trưởng phòng phân tích Công ty Chứng khoán Sao Việt, tuy đã khá lâu, sự biến động của chỉ số Dow Jones (thị trường chứng khoán Mỹ) không còn ảnh hưởng nhiều đến sự vận động của VN-Index. Nhưng đó là khi chỉ số này vẫn giữ trên ngưỡng 10.000 điểm. Một khi chỉ số Dow Jones tụt khỏi ngưỡng 10.000, sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tín hiệu duy trì xu hướng ngang
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hương, chuyên viên Phòng phân tích Công ty Cổ phần Truyền thông Chứng khoán Việt Nam, theo kỹ thuật, phiên VN-Index đã phản ứng tích cực tại vùng 480 điểm. Đồ thị giá của VN-Index là một cây nến Doji, tín hiệu phản ánh tâm lý lưỡng lự của nhà đầu tư nên vùng 500-505 điểm sẽ là ngưỡng cản khó vượt của VN-Index.
Chỉ báo Stochastic Oscillator (chỉ báo tăng, giảm ngắn hạn) đang tiến về vùng đáy, tín hiệu phản ánh sẽ có một hai phiên tăng điểm nếu trong 2 phiên đầu tuần, VN-Index tiếp tục giảm điểm. Chỉ báo đo tâm lý Stress Index đi ngang, tức tâm lý nhà đầu tư đã ổn định trở lại.
Các chỉ báo MACD, DMI và ADX chưa xuất hiện tín hiệu tăng, xu hướng giảm vẫn chi phối. “Dựa trên các tín hiệu kỹ thuật, VN-Index sẽ tiếp tục đi ngang trong biên độ 480-505 điểm nếu không có các tin tức mới tác động”, bà Hương nhận định./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)