Ông Phạm Tấn Công, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) ngày 3/11 cho biết, từ vị trí không tên tuổi, đến nay Việt Nam đã trở thành đối tác lớn thứ ba của Nhật Bản trong lĩnh vực gia công phần mềm.
Đó chỉ là một trong những thành tựu đáng ghi nhận của ngành công nghiệp phần mềm trong 5 năm qua. Theo ông Công, nếu doanh thu năm 2005 toàn ngành đạt 250 triệu USD thì đến 2009 đã đạt 850 triệu USD và dự kiến trên 1 tỷ USD trong năm 2010.
Thực tế, thị trường ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin thời gian qua phát triển rất mạnh, đạt mức tăng trưởng mỗi năm trên 30%. Thị trường xuất khẩu của ngành cũng tăng trưởng 30-40%. Hiện nay, đội ngũ lao động trong lĩnh vực này đạt con số trên 100.000 người.
Tuy nhiên, theo ông Công, ngành công nghiệp này hiện còn nhiều giới hạn như sự manh mún về quy mô, không có sự tập trung nhiều về nhân lực tài chính, công nghệ. Việc đào tạo nhân lực cũng gặp nhiều trở ngại khi số lượng sinh viên ít, cơ sở đào tạo phân tán.
Với vai trò của mình, VINASA đã có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong và ngoài nước cho hội viên.
Ngoài ra, đơn vị này còn tổ chức nhiều khóa tập huấn chuyên môn kỹ thuật, công nghệ mới cho trên 600 lượt kỹ sư cũng như tổ chức trên 30 hội thảo chuyên môn cho các kỹ sư phần mềm, lãnh đạo doanh nghiệp…
Được biết, ngày 12 và 12/11 tới, VINASA sẽ tổ chức Đại hội lần thứ III để đánh giá lại kết quả đã đạt được trong 5 năm qua và đề ra phương hướng hoạt động trong thời gian tới. Hiện con số thành viên của VINASA là 198 hội viên./.
Đó chỉ là một trong những thành tựu đáng ghi nhận của ngành công nghiệp phần mềm trong 5 năm qua. Theo ông Công, nếu doanh thu năm 2005 toàn ngành đạt 250 triệu USD thì đến 2009 đã đạt 850 triệu USD và dự kiến trên 1 tỷ USD trong năm 2010.
Thực tế, thị trường ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin thời gian qua phát triển rất mạnh, đạt mức tăng trưởng mỗi năm trên 30%. Thị trường xuất khẩu của ngành cũng tăng trưởng 30-40%. Hiện nay, đội ngũ lao động trong lĩnh vực này đạt con số trên 100.000 người.
Tuy nhiên, theo ông Công, ngành công nghiệp này hiện còn nhiều giới hạn như sự manh mún về quy mô, không có sự tập trung nhiều về nhân lực tài chính, công nghệ. Việc đào tạo nhân lực cũng gặp nhiều trở ngại khi số lượng sinh viên ít, cơ sở đào tạo phân tán.
Với vai trò của mình, VINASA đã có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong và ngoài nước cho hội viên.
Ngoài ra, đơn vị này còn tổ chức nhiều khóa tập huấn chuyên môn kỹ thuật, công nghệ mới cho trên 600 lượt kỹ sư cũng như tổ chức trên 30 hội thảo chuyên môn cho các kỹ sư phần mềm, lãnh đạo doanh nghiệp…
Được biết, ngày 12 và 12/11 tới, VINASA sẽ tổ chức Đại hội lần thứ III để đánh giá lại kết quả đã đạt được trong 5 năm qua và đề ra phương hướng hoạt động trong thời gian tới. Hiện con số thành viên của VINASA là 198 hội viên./.
Kỳ Dương (Vietnam+)