Trong khuôn khổ Phiên thảo luận chung về Đề mục Luật Biển và Đại dương, sáng 10/12, tại Trụ sở chính của Liên hợp quốc ở New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 67 đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày mở ký Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Hội nghị có sự tham gia của Ngài Vuk Jeremic - Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc, Ngài Ban Ki-Moon - Tổng thư ký Liên hợp quốc; Đại sứ Tommy Koh - Chủ tịch Hội nghị Luật Biển lần thứ 3 của Liên hợp quốc; đại diện các quốc gia thành viên Công ước Luật Biển, các quốc gia thành viên Liên hợp quốc và đại diện của các cơ chế được thành lập theo Công ước như Tòa án Luật Biển, Cơ quan Quyền lực quốc tế Đáy Đại Dương, Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa, Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước.
Tham dự phiên họp, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu và nhấn mạnh: "Là quốc gia ven biển với đường bờ biển dài trên 3.260km, Việt Nam luôn tôn trọng mục tiêu và tôn chỉ của Công ước, đã, đang và sẽ tích cực vận dụng các quy định của Công ước trong các vấn đề trên biển, đồng thời kêu gọi các quốc gia cùng thực hiện đầy đủ Công ước Luật Biển 1982 để xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển bền vững."
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 67, Ngài Jeremic nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước Luật Biển trong đời sống quốc tế hiện nay. Cho đến nay, Công ước là một trong những văn kiện pháp lý quan trọng và toàn diện nhất của Liên hợp quốc trong suốt 45 năm tồn tại của mình. Thời gian tới, Đại hội đồng Liên hợp quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của luật biển nói chung. Nhân dịp này, Chủ tịch Đại hội đồng kêu gọi các quốc gia chưa phải là thành viên công ước sớm gia nhập hoặc phê chuẩn Công ước.
Tại Lễ kỷ niệm, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon cho rằng sự ra đời của Công ước Luật Biển 1982 là một trong những thành tựu lớn nhất của cộng đồng quốc tế. Trong suốt 30 năm qua, Công ước đã chứng tỏ sức sống của mình thông qua những đóng góp vào việc duy trì an ninh và hòa bình quốc tế, việc sử dụng công bằng, hợp lý biển và các nguồn lợi của biển. Ngày nay, Công ước cũng sẽ là công cụ pháp lý chính để thực hiện thành công cam kết của Cộng đồng quốc tế nêu ra tại Hội nghị Rio+20 về phát triển bền vững và Sáng kiến Tổng thể về Đại dương.
Về phần mình, Đại sứ Tommy Koh, Chủ tịch Hội nghị Luật Biển lần thứ 3 của Liên hợp quốc, nhấn mạnh những đóng góp quan trọng của Công ước Luật Biển trong việc duy trì một trật tự pháp lý trên biển công bằng hơn và là một bằng chứng sinh động trong việc cộng động quốc tế nỗ lực thúc đẩy pháp quyền quốc tế; kêu gọi các nước nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của Công ước và sử dụng các cơ chế hiện có của Công ước Luật Biển để thúc đẩy hợp tác và giải quyết các tranh chấp biển; ủng hộ nỗ lực của Tổng thư ký Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy thực hiện Sáng kiến Tổng thể về Đại dương.
Nhân kỷ niệm 30 năm ngày mở ký Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam đã cho lưu hành tại Liên hợp quốc Báo cáo về việc “Việt Nam thực thi Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 với tư cách là một thành viên có trách nhiệm của Công ước.”
Báo cáo đánh giá cao ý nghĩa và tầm quan trọng của Công ước; khẳng định sự ra đời của Công ước đã đặt nền tảng cho sự thiết lập một trật tự pháp lý mới liên quan đến các vấn đề biển và đại dương, trở thành căn cứ pháp lý quốc tế để xác định quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của quốc gia ven biển, đồng thời cũng là cơ sở để xử lý các vấn đề liên quan đến biển và đại dương, kể cả những tranh chấp về biển. Việc ngày 23/6/1994, Việt Nam phê chuẩn Công ước đã biểu thị quyết tâm của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển.
Báo cáo cũng nhấn mạnh những nỗ lực của Việt Nam tham gia thương lượng xây dựng, ký kết Công ước cũng như các thành tựu triển khai và thực thi Công ước. Kể từ khi Công ước có hiệu lực, Việt Nam đã căn cứ vào Công ước từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo môi trường pháp lý cho công tác quản lý biển và các hoạt động kinh tế biển, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Với chủ trương thông qua biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, bất đồng trên biển, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc áp dụng có hiệu quả Công ước để giải quyết các tranh chấp về phân định biển với các nước láng giềng./.
Hội nghị có sự tham gia của Ngài Vuk Jeremic - Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc, Ngài Ban Ki-Moon - Tổng thư ký Liên hợp quốc; Đại sứ Tommy Koh - Chủ tịch Hội nghị Luật Biển lần thứ 3 của Liên hợp quốc; đại diện các quốc gia thành viên Công ước Luật Biển, các quốc gia thành viên Liên hợp quốc và đại diện của các cơ chế được thành lập theo Công ước như Tòa án Luật Biển, Cơ quan Quyền lực quốc tế Đáy Đại Dương, Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa, Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước.
Tham dự phiên họp, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu và nhấn mạnh: "Là quốc gia ven biển với đường bờ biển dài trên 3.260km, Việt Nam luôn tôn trọng mục tiêu và tôn chỉ của Công ước, đã, đang và sẽ tích cực vận dụng các quy định của Công ước trong các vấn đề trên biển, đồng thời kêu gọi các quốc gia cùng thực hiện đầy đủ Công ước Luật Biển 1982 để xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển bền vững."
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 67, Ngài Jeremic nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước Luật Biển trong đời sống quốc tế hiện nay. Cho đến nay, Công ước là một trong những văn kiện pháp lý quan trọng và toàn diện nhất của Liên hợp quốc trong suốt 45 năm tồn tại của mình. Thời gian tới, Đại hội đồng Liên hợp quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của luật biển nói chung. Nhân dịp này, Chủ tịch Đại hội đồng kêu gọi các quốc gia chưa phải là thành viên công ước sớm gia nhập hoặc phê chuẩn Công ước.
Tại Lễ kỷ niệm, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon cho rằng sự ra đời của Công ước Luật Biển 1982 là một trong những thành tựu lớn nhất của cộng đồng quốc tế. Trong suốt 30 năm qua, Công ước đã chứng tỏ sức sống của mình thông qua những đóng góp vào việc duy trì an ninh và hòa bình quốc tế, việc sử dụng công bằng, hợp lý biển và các nguồn lợi của biển. Ngày nay, Công ước cũng sẽ là công cụ pháp lý chính để thực hiện thành công cam kết của Cộng đồng quốc tế nêu ra tại Hội nghị Rio+20 về phát triển bền vững và Sáng kiến Tổng thể về Đại dương.
Về phần mình, Đại sứ Tommy Koh, Chủ tịch Hội nghị Luật Biển lần thứ 3 của Liên hợp quốc, nhấn mạnh những đóng góp quan trọng của Công ước Luật Biển trong việc duy trì một trật tự pháp lý trên biển công bằng hơn và là một bằng chứng sinh động trong việc cộng động quốc tế nỗ lực thúc đẩy pháp quyền quốc tế; kêu gọi các nước nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của Công ước và sử dụng các cơ chế hiện có của Công ước Luật Biển để thúc đẩy hợp tác và giải quyết các tranh chấp biển; ủng hộ nỗ lực của Tổng thư ký Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy thực hiện Sáng kiến Tổng thể về Đại dương.
Nhân kỷ niệm 30 năm ngày mở ký Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam đã cho lưu hành tại Liên hợp quốc Báo cáo về việc “Việt Nam thực thi Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 với tư cách là một thành viên có trách nhiệm của Công ước.”
Báo cáo đánh giá cao ý nghĩa và tầm quan trọng của Công ước; khẳng định sự ra đời của Công ước đã đặt nền tảng cho sự thiết lập một trật tự pháp lý mới liên quan đến các vấn đề biển và đại dương, trở thành căn cứ pháp lý quốc tế để xác định quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của quốc gia ven biển, đồng thời cũng là cơ sở để xử lý các vấn đề liên quan đến biển và đại dương, kể cả những tranh chấp về biển. Việc ngày 23/6/1994, Việt Nam phê chuẩn Công ước đã biểu thị quyết tâm của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển.
Báo cáo cũng nhấn mạnh những nỗ lực của Việt Nam tham gia thương lượng xây dựng, ký kết Công ước cũng như các thành tựu triển khai và thực thi Công ước. Kể từ khi Công ước có hiệu lực, Việt Nam đã căn cứ vào Công ước từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo môi trường pháp lý cho công tác quản lý biển và các hoạt động kinh tế biển, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Với chủ trương thông qua biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, bất đồng trên biển, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc áp dụng có hiệu quả Công ước để giải quyết các tranh chấp về phân định biển với các nước láng giềng./.
(TTXVN)