Chiều 6/9, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đã phát biểu tại Hội nghị kỷ niệm 50 năm Phong trào Không liên kết (NAM, 9/1961 - 9/2011), đang diễn ra tại thủ đô Belgrade của Cộng hòa Serbia.
Thứ trưởng Lê Lương Minh nêu rõ cách đây 50 năm, khi hòa bình thế giới luôn bị đe dọa bởi cuộc Chiến tranh Lạnh và hàng chục nước còn bị chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc thống trị thì việc thành lập NAM đã mở ra một chương mới trong lịch sử thế giới. Tại đó, tương lai loài người không còn bị định đoạt bởi sức mạnh.
Sinh ra từ nguyện vọng cháy bỏng của các dân tộc bị đe dọa, áp bức và bần cùng hóa, muốn tình hình thế giới ngày càng bớt căng thẳng; muốn sống trong tự do, bình đẳng và hợp tác hòa bình, trong nửa thế kỷ qua, NAM đã có những đóng góp rất quan trọng vào việc ngăn chặn chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hạt nhân; thúc đẩy giải trừ quân bị, đặc biệt giải trừ vũ khí hạt nhân; cứu loài người khỏi thảm họa bị diệt vong hoàn toàn.
NAM đã đóng vai trò quan trọng trong việc ủng hộ, khuyến khích và cổ vũ cuộc đấu tranh của các dân tộc trên tất cả các lục địa vì độc lập, giải phóng và quyền tự quyết. Phong trào cũng đã đóng vai trò quan trọng trong việc phấn đấu để thiết lập một trật tự kinh tế quốc tế và một trật tự thông tin quốc tế mới, vì sự nghiệp hợp tác hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau.
Trong 50 năm tồn tại và đấu tranh, NAM đã góp phần làm sụp đổ những chế độ phátxít và lỗi thời nhất như chế độ Apácthai ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh.
Qua những bước thăng trầm, với 120 nước thành viên hiện nay - chiếm 2/3 số thành viên của Liên hợp quốc và hơn 1/2 dân số thế giới - NAM đang cùng với Nhóm-77 trở thành một diễn đàn chính trị không thể thiếu nhằm đại diện và bảo vệ những lợi ích chính đáng của các nước đang phát triển tại hầu hết các diễn đàn đa phương.
Thứ trưởng Lê Lương Minh nhấn mạnh vào dịp kỷ niệm 50 năm thành lập của mình, NAM đang đứng trước những nguy cơ và thách thức to lớn như chủ nghĩa khủng bố, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và năng lượng, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính và những vấn đề khác nảy sinh do trình độ phát triển thấp như tình trạng nghèo đói, thiếu giáo dục.
Nhiều nước thành viên NAM vẫn còn là nạn nhân của những hành động xâm lược, chính sách can thiệp, cưỡng chế - áp đặt đang vi phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của họ.
Trong bối cảnh đó, NAM cần tập trung nỗ lực để tăng cường vai trò và hoạt động nhằm đối phó với những thách thức toàn cầu, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và dân chủ hóa các quan hệ quốc tế để hướng tới một chương mới trong sự phát triển của mình. NAM cần đoàn kết và phát triển hơn nữa dựa trên cơ sở những nguyên tắc và mục tiêu từng là kim chỉ nam trong hoạt động và đã góp phần đem lại sức mạnh cho Phong trào.
Đó là các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược chống lại nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ, bình đẳng và cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có những chế độ chính trị khác nhau.
Phong trào cần cam kết giải quyết mọi tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, ngăn chặn xung đột và tăng cường xây dựng hòa bình sau xung đột.
Thứ trường Lê Lương Minh khẳng định Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực nhằm thúc đẩy đối thoại và giải quyết hòa bình những căng thẳng hiện nay ở Bắc Phi và Trung Đông.
Để bảo vệ lợi ích chính đáng của các nước thành viên, NAM cần tăng cường hơn nữa tình đoàn kết thông qua việc thể hiện lập trường nhất quán trong những vấn đề quan tâm chung như giải trừ quân bị, phát triển và quyền con người.
Trong khi tiếp tục thúc đẩy vòng đàm phán thương mại Doha, chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, NAM phải phấn đấu tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu trên cơ sở công nhận quyền lãnh đạo quốc gia và chủ quyền quốc gia đối với các chiến lược phát triển, góp phần cải cách toàn diện và thiết thực Liên hợp quốc cũng như các hệ thống kinh tế-tài chính quốc tế để các cơ quan này ứng phó và ngăn chặn tốt hơn mọi cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế, thúc đẩy hiệu quả và đáp ứng nhu cầu phát triển của các nước thành viên, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Thứ trưởng Lê Lương Minh kết luận tinh thần hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của NAM đã được tái sinh tại hội nghị này.
Tuy nhiên, việc NAM có tiếp tục khẳng định được vị thế và vai trò của mình hay không phụ thuộc vào những biện pháp rộng lớn, vào tình đoàn kết và sự nhất trí giữa các thành viên của tổ chức này.
Là một thành viên trung thành với các cam kết và nguyên tắc của NAM, Việt Nam sẵn sàng tham gia Phong trào để thực hiện những mục tiêu này./.
Thứ trưởng Lê Lương Minh nêu rõ cách đây 50 năm, khi hòa bình thế giới luôn bị đe dọa bởi cuộc Chiến tranh Lạnh và hàng chục nước còn bị chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc thống trị thì việc thành lập NAM đã mở ra một chương mới trong lịch sử thế giới. Tại đó, tương lai loài người không còn bị định đoạt bởi sức mạnh.
Sinh ra từ nguyện vọng cháy bỏng của các dân tộc bị đe dọa, áp bức và bần cùng hóa, muốn tình hình thế giới ngày càng bớt căng thẳng; muốn sống trong tự do, bình đẳng và hợp tác hòa bình, trong nửa thế kỷ qua, NAM đã có những đóng góp rất quan trọng vào việc ngăn chặn chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hạt nhân; thúc đẩy giải trừ quân bị, đặc biệt giải trừ vũ khí hạt nhân; cứu loài người khỏi thảm họa bị diệt vong hoàn toàn.
NAM đã đóng vai trò quan trọng trong việc ủng hộ, khuyến khích và cổ vũ cuộc đấu tranh của các dân tộc trên tất cả các lục địa vì độc lập, giải phóng và quyền tự quyết. Phong trào cũng đã đóng vai trò quan trọng trong việc phấn đấu để thiết lập một trật tự kinh tế quốc tế và một trật tự thông tin quốc tế mới, vì sự nghiệp hợp tác hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau.
Trong 50 năm tồn tại và đấu tranh, NAM đã góp phần làm sụp đổ những chế độ phátxít và lỗi thời nhất như chế độ Apácthai ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh.
Qua những bước thăng trầm, với 120 nước thành viên hiện nay - chiếm 2/3 số thành viên của Liên hợp quốc và hơn 1/2 dân số thế giới - NAM đang cùng với Nhóm-77 trở thành một diễn đàn chính trị không thể thiếu nhằm đại diện và bảo vệ những lợi ích chính đáng của các nước đang phát triển tại hầu hết các diễn đàn đa phương.
Thứ trưởng Lê Lương Minh nhấn mạnh vào dịp kỷ niệm 50 năm thành lập của mình, NAM đang đứng trước những nguy cơ và thách thức to lớn như chủ nghĩa khủng bố, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và năng lượng, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính và những vấn đề khác nảy sinh do trình độ phát triển thấp như tình trạng nghèo đói, thiếu giáo dục.
Nhiều nước thành viên NAM vẫn còn là nạn nhân của những hành động xâm lược, chính sách can thiệp, cưỡng chế - áp đặt đang vi phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của họ.
Trong bối cảnh đó, NAM cần tập trung nỗ lực để tăng cường vai trò và hoạt động nhằm đối phó với những thách thức toàn cầu, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và dân chủ hóa các quan hệ quốc tế để hướng tới một chương mới trong sự phát triển của mình. NAM cần đoàn kết và phát triển hơn nữa dựa trên cơ sở những nguyên tắc và mục tiêu từng là kim chỉ nam trong hoạt động và đã góp phần đem lại sức mạnh cho Phong trào.
Đó là các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược chống lại nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ, bình đẳng và cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có những chế độ chính trị khác nhau.
Phong trào cần cam kết giải quyết mọi tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, ngăn chặn xung đột và tăng cường xây dựng hòa bình sau xung đột.
Thứ trường Lê Lương Minh khẳng định Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực nhằm thúc đẩy đối thoại và giải quyết hòa bình những căng thẳng hiện nay ở Bắc Phi và Trung Đông.
Để bảo vệ lợi ích chính đáng của các nước thành viên, NAM cần tăng cường hơn nữa tình đoàn kết thông qua việc thể hiện lập trường nhất quán trong những vấn đề quan tâm chung như giải trừ quân bị, phát triển và quyền con người.
Trong khi tiếp tục thúc đẩy vòng đàm phán thương mại Doha, chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, NAM phải phấn đấu tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu trên cơ sở công nhận quyền lãnh đạo quốc gia và chủ quyền quốc gia đối với các chiến lược phát triển, góp phần cải cách toàn diện và thiết thực Liên hợp quốc cũng như các hệ thống kinh tế-tài chính quốc tế để các cơ quan này ứng phó và ngăn chặn tốt hơn mọi cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế, thúc đẩy hiệu quả và đáp ứng nhu cầu phát triển của các nước thành viên, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Thứ trưởng Lê Lương Minh kết luận tinh thần hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của NAM đã được tái sinh tại hội nghị này.
Tuy nhiên, việc NAM có tiếp tục khẳng định được vị thế và vai trò của mình hay không phụ thuộc vào những biện pháp rộng lớn, vào tình đoàn kết và sự nhất trí giữa các thành viên của tổ chức này.
Là một thành viên trung thành với các cam kết và nguyên tắc của NAM, Việt Nam sẵn sàng tham gia Phong trào để thực hiện những mục tiêu này./.
(TTXVN/Vietnam+)