Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, đoàn Việt Nam do Đại tá Nguyễn Văn Kiệm, Phó Tham mưu trưởng Hải quân, Bộ Quốc phòng, cơ quan đầu mối quốc gia về thủy đạc, đã dự Hội nghị Thủy đạc Quốc tế lần thứ 18, diễn ra 4 ngày (từ 23 đến 27/4), tại Monaco với tư cách là quan sát viên.
Tham dự Hội nghị có hơn 100 đoàn đại biểu các nước thành viên Tổ chức Thủy đạc Quốc tế, các nước quan sát viên và đại diện các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực biển.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Công quốc Monaco Dương Chí Dũng đã tham gia các hoạt động của đoàn.
Phát biểu tại Hội nghị, đoàn Việt Nam hoan nghênh sự phát triển và những thành tựu mà Tổ chức Thủy đạc Quốc tế đạt được trong những năm qua và nêu rõ Việt Nam - một quốc gia có đường bờ biển dài, diện tích vùng biển rộng lớn, năng lực thủy đạc đang ngày càng được nâng cao, mong muốn sớm trở thành thành viên của Tổ chức Thủy đạc Quốc tế nhằm thúc đẩy hợp tác thủy đạc phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế, vận tải đường biển và đảm bảo an toàn hàng hải tại khu vực cũng như trên quốc tế.
Các đại biểu tham gia Hội nghị đã bày tỏ ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thủy đạc Quốc tế và đề nghị Tổ chức cùng các nước thành viên đẩy nhanh việc hoàn thành các thủ tục cần thiết để có thể kết nạp Việt Nam và các nước thành viên mới trong thời gian tới.
Trong thời gian diễn ra hội nghị, đoàn Việt Nam đã gặp gỡ và tiếp xúc với lãnh đạo Tổ chức Thủy đạc Quốc tế, Chủ tịch Hội nghị và nhiều đoàn đại biểu các nước để trao đổi các biện pháp tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thủy đạc.
Tại hội nghị lần này, các đại biểu cũng đã kiểm điểm lại các hoạt động trong giai đoạn 2007-2011 và nhận thấy rằng Tổ chức Thủy đạc Quốc tế đã có nhiều bước phát triển quan trọng trong hợp tác cũng như mở rộng mối quan hệ với các nước thành viên, đồng thời chỉ ra những thách thức mới đặt phải đối mặt trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của ngành hàng hải quốc tế.
Hội nghị đã thông qua nhiều biện pháp nhằm thắt chặt hơn nữa việc thống nhất hải đồ, tăng cường các chương trình hợp tác, phối hợp trên toàn cầu cũng như ở từng khu vực, gia tăng hỗ trợ các nước trong công tác thủy đạc nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn ngành hàng hải quốc tế.
Tổ chức Thủy đạc Quốc tế thành lập năm 1921 và hoạt động trên cơ sở Công ước được các nước thành viên thống nhất ký kết năm 1967, là tổ chức tư vấn kỹ thuật có mục đích phối hợp giữa các quốc gia trong công tác thủy đạc, thống nhất hải đồ và các tài liệu trợ giúp hàng hải, thực hiện và khai thác nghiên cứu thủy đạc, phát triển công nghệ và hợp tác đào tạo nâng cao năng lực thủy đạc của các quốc gia nhằm tăng cường an toàn hàng hải quốc tế.
Việt Nam đã đệ đơn gia nhập Tổ chức Thủy đạc Quốc tế từ tháng 5/2011 và hiện đang tiến hành các bước thủ tục cần thiết để trở thành thành viên chính thức của Tổ chức này./.
Tham dự Hội nghị có hơn 100 đoàn đại biểu các nước thành viên Tổ chức Thủy đạc Quốc tế, các nước quan sát viên và đại diện các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực biển.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Công quốc Monaco Dương Chí Dũng đã tham gia các hoạt động của đoàn.
Phát biểu tại Hội nghị, đoàn Việt Nam hoan nghênh sự phát triển và những thành tựu mà Tổ chức Thủy đạc Quốc tế đạt được trong những năm qua và nêu rõ Việt Nam - một quốc gia có đường bờ biển dài, diện tích vùng biển rộng lớn, năng lực thủy đạc đang ngày càng được nâng cao, mong muốn sớm trở thành thành viên của Tổ chức Thủy đạc Quốc tế nhằm thúc đẩy hợp tác thủy đạc phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế, vận tải đường biển và đảm bảo an toàn hàng hải tại khu vực cũng như trên quốc tế.
Các đại biểu tham gia Hội nghị đã bày tỏ ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thủy đạc Quốc tế và đề nghị Tổ chức cùng các nước thành viên đẩy nhanh việc hoàn thành các thủ tục cần thiết để có thể kết nạp Việt Nam và các nước thành viên mới trong thời gian tới.
Trong thời gian diễn ra hội nghị, đoàn Việt Nam đã gặp gỡ và tiếp xúc với lãnh đạo Tổ chức Thủy đạc Quốc tế, Chủ tịch Hội nghị và nhiều đoàn đại biểu các nước để trao đổi các biện pháp tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thủy đạc.
Tại hội nghị lần này, các đại biểu cũng đã kiểm điểm lại các hoạt động trong giai đoạn 2007-2011 và nhận thấy rằng Tổ chức Thủy đạc Quốc tế đã có nhiều bước phát triển quan trọng trong hợp tác cũng như mở rộng mối quan hệ với các nước thành viên, đồng thời chỉ ra những thách thức mới đặt phải đối mặt trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của ngành hàng hải quốc tế.
Hội nghị đã thông qua nhiều biện pháp nhằm thắt chặt hơn nữa việc thống nhất hải đồ, tăng cường các chương trình hợp tác, phối hợp trên toàn cầu cũng như ở từng khu vực, gia tăng hỗ trợ các nước trong công tác thủy đạc nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn ngành hàng hải quốc tế.
Tổ chức Thủy đạc Quốc tế thành lập năm 1921 và hoạt động trên cơ sở Công ước được các nước thành viên thống nhất ký kết năm 1967, là tổ chức tư vấn kỹ thuật có mục đích phối hợp giữa các quốc gia trong công tác thủy đạc, thống nhất hải đồ và các tài liệu trợ giúp hàng hải, thực hiện và khai thác nghiên cứu thủy đạc, phát triển công nghệ và hợp tác đào tạo nâng cao năng lực thủy đạc của các quốc gia nhằm tăng cường an toàn hàng hải quốc tế.
Việt Nam đã đệ đơn gia nhập Tổ chức Thủy đạc Quốc tế từ tháng 5/2011 và hiện đang tiến hành các bước thủ tục cần thiết để trở thành thành viên chính thức của Tổ chức này./.
Lê Hà (Vietnam+)