Ngày 22/5, phát biểu tại khóa họp lần thứ 65 Đại hội đồng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang diễn ra ở thành phố Geneva, Thụy Sĩ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết phổ cập y tế toàn dân là một trong những mục tiêu cơ bản của y tế Việt Nam, theo đó, mọi người dân được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế cơ bản có chất lượng.
Nhấn mạnh mục tiêu phổ cập y tế toàn dân đã được thể hiện trong chiến lược và chính sách phát triển kinh tế - xã hội và y tế của Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến nêu bật những kết quả mà Việt Nam đạt được trong hơn 50 năm qua. Cụ thể, nhiều chương trình mục tiêu quốc gia về y tế đã được triển khai rộng khắp như tiêm chủng mở rộng, phòng chống lao, sốt rét, phòng chống suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em, phòng chống các bệnh dịch... Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu có chất lượng được cung cấp đến mọi người dân, kể cả khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người.
Về những khó khăn trong việc hướng tới mục tiêu phổ cập y tế toàn dân, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho biết việc tiếp cận và chất lượng dịch vụ y tế cơ bản, đặc biệt là các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em ở khu vực miền núi còn nhiều khó khăn, đầu tư công cho y tế ở Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp, mới chỉ đạt gần 50% tổng chi xã hội cho y tế. Việc mở rộng phổ cập bảo hiểm y tế còn nhiều khó khăn, do khả năng đóng góp của người dân còn thấp, trong khi ngân sách nhà nước có hạn. Vì vậy, Việt Nam phấn đấu dành tối thiểu 10% tổng chi ngân sách Nhà nước cho y tế trong thời gian tới.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cảm ơn WHO và tất cả các đối tác phát triển khác đã hỗ trợ Việt Nam trong nhiều năm qua về tài chính và kỹ thuật, giúp cho hệ thống y tế Việt Nam ngày càng được hoàn thiện theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Geneva về quan hệ hợp tác giữa WHO và Việt Nam thời gian qua, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho biết WHO đã có những hỗ trợ to lớn cho ngành y tế Việt Nam trong nhiều năm qua, đặc biệt là hỗ trợ kỹ thuật đối với các lĩnh vực cấp bách của ngành y tế.
Bên cạnh phiên thảo luận chung, đoàn đại biểu Việt Nam đã tham dự cuộc họp các nước khu vực Tây Thái Bình dương của WHO, báo cáo công tác chuẩn bị cho việc đăng cai tổ chức hội nghị tiếp theo vào đầu tháng 10 tới, chia sẻ kinh nghiệm quốc gia với Thụy Điển về vấn đề kháng kháng sinh liên quan đến sức khỏe bà mẹ và trẻ em, đối thoại chính sách về sức khỏe sinh sản do USAIDS phối hợp tổ chức. Đoàn cũng tham dự buổi trao đổi của Liên minh toàn cầu về vắcxin và tiêm chủng, cập nhật về chương trình và các chính sách đưa vắcxin mới vào Chương trình tăng cường hệ thống y tế và tăng cường hệ thống tiêm chủng, thảo luận sự hợp tác giữa tổ chức Di cư Quốc tế với Việt Nam về giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe người di cư.
Bên lề khóa họp, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam còn có các cuộc tiếp xúc với trưởng đoàn các nước tham dự khóa họp, trong đó có trưởng đoàn các nước ASEAN và Hàn Quốc, nhằm tăng cường hợp tác trên lĩnh vực bảo vệ sức khỏe con người.
Khóa họp Đại hội đồng WHO lần thứ 65 sẽ kết thúc vào ngày 26/5 tới./.
Nhấn mạnh mục tiêu phổ cập y tế toàn dân đã được thể hiện trong chiến lược và chính sách phát triển kinh tế - xã hội và y tế của Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến nêu bật những kết quả mà Việt Nam đạt được trong hơn 50 năm qua. Cụ thể, nhiều chương trình mục tiêu quốc gia về y tế đã được triển khai rộng khắp như tiêm chủng mở rộng, phòng chống lao, sốt rét, phòng chống suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em, phòng chống các bệnh dịch... Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu có chất lượng được cung cấp đến mọi người dân, kể cả khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người.
Về những khó khăn trong việc hướng tới mục tiêu phổ cập y tế toàn dân, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho biết việc tiếp cận và chất lượng dịch vụ y tế cơ bản, đặc biệt là các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em ở khu vực miền núi còn nhiều khó khăn, đầu tư công cho y tế ở Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp, mới chỉ đạt gần 50% tổng chi xã hội cho y tế. Việc mở rộng phổ cập bảo hiểm y tế còn nhiều khó khăn, do khả năng đóng góp của người dân còn thấp, trong khi ngân sách nhà nước có hạn. Vì vậy, Việt Nam phấn đấu dành tối thiểu 10% tổng chi ngân sách Nhà nước cho y tế trong thời gian tới.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cảm ơn WHO và tất cả các đối tác phát triển khác đã hỗ trợ Việt Nam trong nhiều năm qua về tài chính và kỹ thuật, giúp cho hệ thống y tế Việt Nam ngày càng được hoàn thiện theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Geneva về quan hệ hợp tác giữa WHO và Việt Nam thời gian qua, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho biết WHO đã có những hỗ trợ to lớn cho ngành y tế Việt Nam trong nhiều năm qua, đặc biệt là hỗ trợ kỹ thuật đối với các lĩnh vực cấp bách của ngành y tế.
Bên cạnh phiên thảo luận chung, đoàn đại biểu Việt Nam đã tham dự cuộc họp các nước khu vực Tây Thái Bình dương của WHO, báo cáo công tác chuẩn bị cho việc đăng cai tổ chức hội nghị tiếp theo vào đầu tháng 10 tới, chia sẻ kinh nghiệm quốc gia với Thụy Điển về vấn đề kháng kháng sinh liên quan đến sức khỏe bà mẹ và trẻ em, đối thoại chính sách về sức khỏe sinh sản do USAIDS phối hợp tổ chức. Đoàn cũng tham dự buổi trao đổi của Liên minh toàn cầu về vắcxin và tiêm chủng, cập nhật về chương trình và các chính sách đưa vắcxin mới vào Chương trình tăng cường hệ thống y tế và tăng cường hệ thống tiêm chủng, thảo luận sự hợp tác giữa tổ chức Di cư Quốc tế với Việt Nam về giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe người di cư.
Bên lề khóa họp, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam còn có các cuộc tiếp xúc với trưởng đoàn các nước tham dự khóa họp, trong đó có trưởng đoàn các nước ASEAN và Hàn Quốc, nhằm tăng cường hợp tác trên lĩnh vực bảo vệ sức khỏe con người.
Khóa họp Đại hội đồng WHO lần thứ 65 sẽ kết thúc vào ngày 26/5 tới./.
(TTXVN)