Từ ngày 4 đến 8/6, tại thủ đô Paris (Pháp), cuộc họp Đại hội đồng Công ước (2003) bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (Unesco) lần thứ tư đã diễn ra với sự tham dự của 142 nước thành viên.
Ngay sau cuộc họp, phóng viên TTXVN tại Pháp đã phỏng vấn phó giáo sư Dương Văn Quảng, Đại sứ, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Unesco tại Pháp, về nội dung kỳ họp và sự tham gia của Việt Nam tại cuộc họp Đại hội đồng Công ước (2003) bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể lần thứ tư.
- Thưa đại sứ Dương Văn Quảng, nhân dịp kỳ họp Đại hội đồng lần thứ tư của công ước bảo tồn các di sản phi vật thể kết thúc, xin đại sứ cho biết nội dung cơ bản cụ thể của công ước này?
Đại sứ Dương Văn Quảng: Trước hết, theo tôi cần phân biệt một vài khái niệm. Đó là khái niệm di sản văn hóa. Theo công ước được các nước thành viên Unesco ký năm 1972 liên quan đến di sản văn hóa (hay còn gọi là công ước 1972 mà chúng ta sẽ tổ chức kỷ niệm 40 năm vào năm nay), đưa ra khái niệm bao trùm các công trình và sản phẩm văn hóa được công nhận đều là di sản văn hóa, nhưng sau một thời gian áp dụng công ước này, nhiều nhà chuyên môn cho rằng khái niệm "di sản văn hóa" chưa đủ, nên năm 2003 các nước thành viên đã ký một công ước mới với việc đưa ra hai khái niệm đó là "di sản văn hóa vật thể" và "di sản văn hóa phi vật thể."
"Vật thể" là những gì nhìn được,quan sát được. Vậy nên "Di sản văn hóa vật thể" bao gồm các công trình văn hóa do con người sáng tạo nên và thiên nhiên tạo ra như vịnh Hạ Long, thành nhà Hồ, Hoàng thành Thăng Long, di tích Mỹ Sơn, cố đô Huế, … Còn "Di sản văn hóa phi vật thể" là tất cả công trình cũng như sản phẩm văn hóa thuộc về khái niệm trừu tượng như ca nhạc, thờ cúng, phong tục tập quán … những công trình và sản phẩm văn hóa đó do công ước ký kết năm 2003 điều tiết.
Công ước 2003 có tên là "Công ước bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể." Đến nay, Việt Nam hiện có khoảng một chục các công trình, do thiên nhiên hoặc do con người tạo ra, được thừa nhận là di sản văn hóa thế giới vật thể và phi vật thể.
- Đại sứ có thể cho biết nội dung chính diễn ra đại hội đồng lần này?
Đại sứ Dương Văn Quảng: Có thể nói Đại hội đồng lần thứ 4 của công ước 2003 diễn ra trong bối cảnh khá đặc biệt, đó là Unesco phải đối mặt với tình trạng tài chính khó khăn, ngân sách dành cho việc thực thi công ước này, thậm chí là dành cho cả năm 2012 không còn nữa. Nên tại cuộc họp này, các nước thành viên ngoài việc đánh giá lại quá trình 10 năm thực hiện công ước, đã đề cập đến việc huy động vốn mới để thực hiện cho công ước với bốn nội dung cơ bản: tìm nguồn ngân sách cho việc thực hiện công ước; thảo luận việc sửa đổi văn bản hướng dẫn thực hiện công ước - đây là văn bản rất quan trọng vì nó quyết định kết quả hay sự thành bại của việc thực hiện công ước; bầu Ủy ban liên chính phủ của công ước (gồm 24 thành viên đại diện cho các khu vực khác nhau) và thông qua một nghị quyết về chương trình kỷ niệm 10 năm công ước vào năm 2013.
Đặc biệt, trong đó tôi cho rằng cần chú trọng tới hai vấn đề lớn. Một là sửa đổi văn bản hướng dẫn thực hiện công ước. Hai là bầu thành viên cho ủy ban liên chính phủ. Văn bản này đã được sửa lần thứ nhất vào năm 2008 và đến bây giờ vẫn được tiếp tục chỉnh sửa. Rất nhiều vấn đề chi tiết đã được tranh luận khá sôi nổi và mất khá nhiều thời gian, đó là có nên chăng sát nhập hai Ủy ban (hay cơ quan) tư vấn và giúp việc.
Cuối cùng các thành viên tham dự đều thống nhất thông qua việc giữ nguyên song song hai cơ quan này với sự tham gia của các chuyên gia của các cơ quan phi chính phủ trong lĩnh vực chuyên môn và tư vấn để thẩm định và đánh giá các hồ sơ liên quan đến hai loại di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể đòi hỏi sự bảo trợ và bảo tồn khẩn cấp, sau đó đưa ra kết luận trước khi trình lên cơ quan liên chính phủ để cơ quan này họp, thông qua. Ví dụ như hoát xoan, hát ca trù, là di sản văn hóa phi vật thể được ghi vào danh sách tiêu biểu cho giá trị nhân loại cần được bảo tồn khẩn cấp.
Tuy nhiên Ban thư ký cho rằng nên sát nhập hai cơ quan này lại để hoạt động có hiệu quả hơn và đỡ tốn kém hơn. Ủy ban liên chính phủ năm ngoái họp tại Bali (Indonesia) đã đưa ra dự thảo nghị quyết, trong đó yêu cầu Đại hội đồng này họp thông qua vấn đề này, nhưng với kết quả là 142 nước thành viên đã không thông qua việc sát nhập hai cơ quan tư vấn và giúp việc thì đây sẽ là một trong các nội dung sẽ bàn thảo tại kỳ họp Đại hội đồng lần tới.
Các nước thành viên tham dự cũng dành nhiều thời gian thảo luận việc sửa đổi văn bản liên quan đến số lượng hồ sơ trình cho ủy ban liên chính phủ để xét tại mỗi kỳ họp.
Có nên giới hạn "trần" hay không đối với số lượng hồ sơ đưa ra trình ủy ban liên chính phủ xem xét hàng năm … Vì vài ba năm nay, số lượng hồ sơ đệ trình xem xét tăng lên đột biến, các cơ quan tư vấn cũng như ủy ban liên chính phủ không thể có thời gian và nhân lực để xem xét. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước tích cực trong vấn đề này.
Cuối cùng, ba tiêu chí ưu tiên đã được đưa ra: ưu tiên nước chưa có một hồ sơ nào được xem xét (hiện có hơn 70 nước, khoảng 50% các nước thành viên đều đã có công trình văn hóa được công nhận), ưu tiên hồ sơ có nhiều nước đứng tên (3 nước trở lên) và ưu tiên nước nào có ít hồ sơ được công nhận.
Căn cứ trên những yếu tố này, Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn trong việc xem xét công nhận các hồ sơ tiếp theo (Hồ sơ tín ngường và thờ cúng vua Hùng và hồ sơ đờn ca tài tử đã được đệ trình năm 2011), vì Việt Nam đã có 5 hồ sơ được xét là di sản văn hóa phi vật thể.
- Xin đại sứ cho biết Đoàn Việt Nam tham gia như thế nào tại cuộc họp lần này?
Đại sứ Đại sứ Dương Văn Quảng: Đoàn Việt Nam tham gia từ đầu đến cuối hội nghị và được đánh giá là một trong các nước thành viên tham gia tích cực hội nghị và cũng là nước có nhiều hồ sơ được công nhận. Cho nên hai nội dung cơ bản tham gia thảo luận lần này đều rất nhạy cảm đối với Việt Nam.
Bên cạnh đoàn Việt Nam với sự tham gia của đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, và Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Unesco, còn có đoàn đại biểu của tỉnh Phú Thọ, do ông Nguyễn Doãn Khánh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ dẫn đầu cũng tham dự kỳ họp, nhằm tăng cường việc tiếp xúc với các nước thành viên của Đại hội đồng Công ước bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của Unesco và tích cực giới thiệu thông tin về hồ sơ tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng của Việt Nam đã được đệ trình từ năm 2011. Theo dự kiến, cuối năm nay hồ sơ này sẽ được xem xét./.
Ngay sau cuộc họp, phóng viên TTXVN tại Pháp đã phỏng vấn phó giáo sư Dương Văn Quảng, Đại sứ, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Unesco tại Pháp, về nội dung kỳ họp và sự tham gia của Việt Nam tại cuộc họp Đại hội đồng Công ước (2003) bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể lần thứ tư.
- Thưa đại sứ Dương Văn Quảng, nhân dịp kỳ họp Đại hội đồng lần thứ tư của công ước bảo tồn các di sản phi vật thể kết thúc, xin đại sứ cho biết nội dung cơ bản cụ thể của công ước này?
Đại sứ Dương Văn Quảng: Trước hết, theo tôi cần phân biệt một vài khái niệm. Đó là khái niệm di sản văn hóa. Theo công ước được các nước thành viên Unesco ký năm 1972 liên quan đến di sản văn hóa (hay còn gọi là công ước 1972 mà chúng ta sẽ tổ chức kỷ niệm 40 năm vào năm nay), đưa ra khái niệm bao trùm các công trình và sản phẩm văn hóa được công nhận đều là di sản văn hóa, nhưng sau một thời gian áp dụng công ước này, nhiều nhà chuyên môn cho rằng khái niệm "di sản văn hóa" chưa đủ, nên năm 2003 các nước thành viên đã ký một công ước mới với việc đưa ra hai khái niệm đó là "di sản văn hóa vật thể" và "di sản văn hóa phi vật thể."
"Vật thể" là những gì nhìn được,quan sát được. Vậy nên "Di sản văn hóa vật thể" bao gồm các công trình văn hóa do con người sáng tạo nên và thiên nhiên tạo ra như vịnh Hạ Long, thành nhà Hồ, Hoàng thành Thăng Long, di tích Mỹ Sơn, cố đô Huế, … Còn "Di sản văn hóa phi vật thể" là tất cả công trình cũng như sản phẩm văn hóa thuộc về khái niệm trừu tượng như ca nhạc, thờ cúng, phong tục tập quán … những công trình và sản phẩm văn hóa đó do công ước ký kết năm 2003 điều tiết.
Công ước 2003 có tên là "Công ước bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể." Đến nay, Việt Nam hiện có khoảng một chục các công trình, do thiên nhiên hoặc do con người tạo ra, được thừa nhận là di sản văn hóa thế giới vật thể và phi vật thể.
- Đại sứ có thể cho biết nội dung chính diễn ra đại hội đồng lần này?
Đại sứ Dương Văn Quảng: Có thể nói Đại hội đồng lần thứ 4 của công ước 2003 diễn ra trong bối cảnh khá đặc biệt, đó là Unesco phải đối mặt với tình trạng tài chính khó khăn, ngân sách dành cho việc thực thi công ước này, thậm chí là dành cho cả năm 2012 không còn nữa. Nên tại cuộc họp này, các nước thành viên ngoài việc đánh giá lại quá trình 10 năm thực hiện công ước, đã đề cập đến việc huy động vốn mới để thực hiện cho công ước với bốn nội dung cơ bản: tìm nguồn ngân sách cho việc thực hiện công ước; thảo luận việc sửa đổi văn bản hướng dẫn thực hiện công ước - đây là văn bản rất quan trọng vì nó quyết định kết quả hay sự thành bại của việc thực hiện công ước; bầu Ủy ban liên chính phủ của công ước (gồm 24 thành viên đại diện cho các khu vực khác nhau) và thông qua một nghị quyết về chương trình kỷ niệm 10 năm công ước vào năm 2013.
Đặc biệt, trong đó tôi cho rằng cần chú trọng tới hai vấn đề lớn. Một là sửa đổi văn bản hướng dẫn thực hiện công ước. Hai là bầu thành viên cho ủy ban liên chính phủ. Văn bản này đã được sửa lần thứ nhất vào năm 2008 và đến bây giờ vẫn được tiếp tục chỉnh sửa. Rất nhiều vấn đề chi tiết đã được tranh luận khá sôi nổi và mất khá nhiều thời gian, đó là có nên chăng sát nhập hai Ủy ban (hay cơ quan) tư vấn và giúp việc.
Cuối cùng các thành viên tham dự đều thống nhất thông qua việc giữ nguyên song song hai cơ quan này với sự tham gia của các chuyên gia của các cơ quan phi chính phủ trong lĩnh vực chuyên môn và tư vấn để thẩm định và đánh giá các hồ sơ liên quan đến hai loại di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể đòi hỏi sự bảo trợ và bảo tồn khẩn cấp, sau đó đưa ra kết luận trước khi trình lên cơ quan liên chính phủ để cơ quan này họp, thông qua. Ví dụ như hoát xoan, hát ca trù, là di sản văn hóa phi vật thể được ghi vào danh sách tiêu biểu cho giá trị nhân loại cần được bảo tồn khẩn cấp.
Tuy nhiên Ban thư ký cho rằng nên sát nhập hai cơ quan này lại để hoạt động có hiệu quả hơn và đỡ tốn kém hơn. Ủy ban liên chính phủ năm ngoái họp tại Bali (Indonesia) đã đưa ra dự thảo nghị quyết, trong đó yêu cầu Đại hội đồng này họp thông qua vấn đề này, nhưng với kết quả là 142 nước thành viên đã không thông qua việc sát nhập hai cơ quan tư vấn và giúp việc thì đây sẽ là một trong các nội dung sẽ bàn thảo tại kỳ họp Đại hội đồng lần tới.
Các nước thành viên tham dự cũng dành nhiều thời gian thảo luận việc sửa đổi văn bản liên quan đến số lượng hồ sơ trình cho ủy ban liên chính phủ để xét tại mỗi kỳ họp.
Có nên giới hạn "trần" hay không đối với số lượng hồ sơ đưa ra trình ủy ban liên chính phủ xem xét hàng năm … Vì vài ba năm nay, số lượng hồ sơ đệ trình xem xét tăng lên đột biến, các cơ quan tư vấn cũng như ủy ban liên chính phủ không thể có thời gian và nhân lực để xem xét. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước tích cực trong vấn đề này.
Cuối cùng, ba tiêu chí ưu tiên đã được đưa ra: ưu tiên nước chưa có một hồ sơ nào được xem xét (hiện có hơn 70 nước, khoảng 50% các nước thành viên đều đã có công trình văn hóa được công nhận), ưu tiên hồ sơ có nhiều nước đứng tên (3 nước trở lên) và ưu tiên nước nào có ít hồ sơ được công nhận.
Căn cứ trên những yếu tố này, Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn trong việc xem xét công nhận các hồ sơ tiếp theo (Hồ sơ tín ngường và thờ cúng vua Hùng và hồ sơ đờn ca tài tử đã được đệ trình năm 2011), vì Việt Nam đã có 5 hồ sơ được xét là di sản văn hóa phi vật thể.
- Xin đại sứ cho biết Đoàn Việt Nam tham gia như thế nào tại cuộc họp lần này?
Đại sứ Đại sứ Dương Văn Quảng: Đoàn Việt Nam tham gia từ đầu đến cuối hội nghị và được đánh giá là một trong các nước thành viên tham gia tích cực hội nghị và cũng là nước có nhiều hồ sơ được công nhận. Cho nên hai nội dung cơ bản tham gia thảo luận lần này đều rất nhạy cảm đối với Việt Nam.
Bên cạnh đoàn Việt Nam với sự tham gia của đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, và Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Unesco, còn có đoàn đại biểu của tỉnh Phú Thọ, do ông Nguyễn Doãn Khánh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ dẫn đầu cũng tham dự kỳ họp, nhằm tăng cường việc tiếp xúc với các nước thành viên của Đại hội đồng Công ước bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của Unesco và tích cực giới thiệu thông tin về hồ sơ tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng của Việt Nam đã được đệ trình từ năm 2011. Theo dự kiến, cuối năm nay hồ sơ này sẽ được xem xét./.
Lê Hà/Paris (Vietnam+)