Ngày 6/12, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định Việt Nam ủng hộ Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thảo luận vấn đề việc làm cho thanh niên tại hội nghị thường niên ở Geneva vào tháng 6/2012.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Tokyo sau cuộc gặp với Tổng Giám đốc ILO Juan Somavia bên lề Hội nghị Khu vực châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 15 (APRM15) của ILO ở thành phố Kyoto, Nhật Bản, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: "Tại cuộc gặp, tôi khẳng định ủng hộ sáng kiến thảo luận vấn đề việc làm cho thanh niên tại hội nghị ILO thường niên sắp tới của ông Somavia.”
Bộ trưởng cũng đề nghị ILO có chương trình cụ thể về vấn đề việc làm cho thanh niên, vì thanh niên là những người có “sức khỏe, trí tuệ và khả năng sáng tạo" và họ rất cần việc làm nên xã hội phải có chính sách cụ thể.
Liên quan tới sự hợp tác giữa Việt Nam và ILO, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết “ILO đã tạo rất nhiều cơ hội để Việt Nam tham gia các hoạt động của tổ chức này, từ việc hoạch định chính sách đến việc tổ chức triển khai thực hiện các chính sách liên quan tới vấn đề an sinh xã hội như việc làm, xóa đói giảm nghèo."
Bên lề hội nghị khu vực của ILO, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cũng có các cuộc gặp riêng với các bộ trưởng của một số nước trong khu vực như Nhật Bản và Thái Lan. Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Yoko Komiyama, hai bên đã nhất trí tiến hành các công tác chuẩn bị cần thiết để sớm thực hiện thỏa thuận giữa các thủ tướng hai nước về việc cử các y tá và nhân viên chăm sóc y tế Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cũng cam kết với Bộ trưởng Komiyama rằng Việt Nam sẽ chuẩn bị tốt về mặt nhân sự có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chuẩn bị các cơ sở để đào tạo tiếng Nhật cho người lao động. Theo Bộ trưởng, việc thực hiện có hiệu quả chương trình này sẽ tạo thêm cơ hội cho người lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản.
Hiện Việt Nam có khoảng 18.000 thực tập sinh đang làm việc tại Nhật Bản trong các lĩnh vực như điện tử, cơ khí, nông nghiệp và chế biến thủy sản.
Cũng trong ngày 6/12, các đại biểu tham dự hội nghị khu vực của ILO đã có phiên họp chuyên đề thứ ba về vấn đề các quyền tại nơi làm việc và đối thoại xã hội và phiên họp đặc biệt về các quan hệ đối tác để tạo việc làm. Các đại biểu cũng thảo luận các nội dung trong báo cáo “Xây dựng tương lai bền vững với việc làm tốt ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương” của Tổng Giám đốc ILO./.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Tokyo sau cuộc gặp với Tổng Giám đốc ILO Juan Somavia bên lề Hội nghị Khu vực châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 15 (APRM15) của ILO ở thành phố Kyoto, Nhật Bản, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: "Tại cuộc gặp, tôi khẳng định ủng hộ sáng kiến thảo luận vấn đề việc làm cho thanh niên tại hội nghị ILO thường niên sắp tới của ông Somavia.”
Bộ trưởng cũng đề nghị ILO có chương trình cụ thể về vấn đề việc làm cho thanh niên, vì thanh niên là những người có “sức khỏe, trí tuệ và khả năng sáng tạo" và họ rất cần việc làm nên xã hội phải có chính sách cụ thể.
Liên quan tới sự hợp tác giữa Việt Nam và ILO, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết “ILO đã tạo rất nhiều cơ hội để Việt Nam tham gia các hoạt động của tổ chức này, từ việc hoạch định chính sách đến việc tổ chức triển khai thực hiện các chính sách liên quan tới vấn đề an sinh xã hội như việc làm, xóa đói giảm nghèo."
Bên lề hội nghị khu vực của ILO, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cũng có các cuộc gặp riêng với các bộ trưởng của một số nước trong khu vực như Nhật Bản và Thái Lan. Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Yoko Komiyama, hai bên đã nhất trí tiến hành các công tác chuẩn bị cần thiết để sớm thực hiện thỏa thuận giữa các thủ tướng hai nước về việc cử các y tá và nhân viên chăm sóc y tế Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cũng cam kết với Bộ trưởng Komiyama rằng Việt Nam sẽ chuẩn bị tốt về mặt nhân sự có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chuẩn bị các cơ sở để đào tạo tiếng Nhật cho người lao động. Theo Bộ trưởng, việc thực hiện có hiệu quả chương trình này sẽ tạo thêm cơ hội cho người lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản.
Hiện Việt Nam có khoảng 18.000 thực tập sinh đang làm việc tại Nhật Bản trong các lĩnh vực như điện tử, cơ khí, nông nghiệp và chế biến thủy sản.
Cũng trong ngày 6/12, các đại biểu tham dự hội nghị khu vực của ILO đã có phiên họp chuyên đề thứ ba về vấn đề các quyền tại nơi làm việc và đối thoại xã hội và phiên họp đặc biệt về các quan hệ đối tác để tạo việc làm. Các đại biểu cũng thảo luận các nội dung trong báo cáo “Xây dựng tương lai bền vững với việc làm tốt ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương” của Tổng Giám đốc ILO./.
(TTXVN/Vietnam+)