Báo cáo của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam công bố Việt Nam đứng thứ 85 trong số 163 nước được xếp hạng chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường (EPI) với 59 điểm.
Chỉ số này thể hiện kết quả hoạt động môi trường ở Việt Nam khá tốt.
Trong bối cảnh khu vực, có thể so sánh Việt Nam với Phillippines (66 điểm), Thái Lan (62 điểm), Lào (60 điểm), Trung Quốc (49 điểm), Indonesia (45 điểm), Papua New Guinea (44 điểm), Mông Cổ (43 điểm).
Với tổng điểm 59, Việt Nam đạt điểm cao trong lĩnh vực lâm nghiệp và nông nghiệp, trong đó điểm số về lâm nghiệp được tính theo độ che phủ rừng và trữ lượng rừng.
Việt Nam đã đầu tư rất nhiều cho hoạt động tái trồng rừng, tuy nhiên vẫn không ngăn chặn được sự suy giảm chất lượng của rừng tự nhiên.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, điểm số được tính theo cường độ sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp, trợ cấp và các quy định về thuốc trừ sâu.
Việt Nam đạt chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường thấp hơn trong các lĩnh vực thủy sản, biến đổi khí hậu, các ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với hệ sinh thái và bảo tồn biển. Tăng trưởng dân số, đô thị hóa và công nghiệp hóa đã có tác động đáng kể đến môi trường tự nhiên.
Nghiêm trọng nhất là các vấn đề ô nhiễm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các vùng xung quanh hai thành phố này. Nếu phân theo ngành, ô nhiễm nước nghiêm trọng nhất - dựa trên kết quả đo nhu cầu ôxy sinh hóa - bắt nguồn từ hai ngành sản xuất là dệt may và thực phẩm.
Những áp lực đối với các loại tài nguyên thiên nhiên - đất nông nghiệp, rừng tự nhiên, thủy sản và tài nguyên khoáng sản... cũng đang ngày một gia tăng. Xu hướng này đang đe dọa đối với đa dạng sinh học ở một đất nước vốn có số lượng lớn các loài sinh vật đa dạng trên thế giới.
Khuyến cáo việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên nhằm giảm nghèo một cách bền vững về mặt môi trường và xã hội, báo cáo phát triển Việt Nam 2011 cho biết chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường dùng để đo mức độ hiệu quả thực thi các mục tiêu chính sách môi trường của một quốc gia và hướng tới hai mục tiêu chính là sức khỏe cộng đồng và khả năng tồn tại lâu dài của hệ sinh thái.
Theo báo cáo này, Việt Nam cần chú ý tới cơ chế khuyến khích sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; quản lý toàn diện tài nguyên thiên nhiên hướng tới môi trường bền vững; các quyền của cộng đồng, sự tham gia và chia sẻ lợi ích cộng đồng nhằm hướng tới công bằng xã hội./.
Chỉ số này thể hiện kết quả hoạt động môi trường ở Việt Nam khá tốt.
Trong bối cảnh khu vực, có thể so sánh Việt Nam với Phillippines (66 điểm), Thái Lan (62 điểm), Lào (60 điểm), Trung Quốc (49 điểm), Indonesia (45 điểm), Papua New Guinea (44 điểm), Mông Cổ (43 điểm).
Với tổng điểm 59, Việt Nam đạt điểm cao trong lĩnh vực lâm nghiệp và nông nghiệp, trong đó điểm số về lâm nghiệp được tính theo độ che phủ rừng và trữ lượng rừng.
Việt Nam đã đầu tư rất nhiều cho hoạt động tái trồng rừng, tuy nhiên vẫn không ngăn chặn được sự suy giảm chất lượng của rừng tự nhiên.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, điểm số được tính theo cường độ sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp, trợ cấp và các quy định về thuốc trừ sâu.
Việt Nam đạt chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường thấp hơn trong các lĩnh vực thủy sản, biến đổi khí hậu, các ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với hệ sinh thái và bảo tồn biển. Tăng trưởng dân số, đô thị hóa và công nghiệp hóa đã có tác động đáng kể đến môi trường tự nhiên.
Nghiêm trọng nhất là các vấn đề ô nhiễm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các vùng xung quanh hai thành phố này. Nếu phân theo ngành, ô nhiễm nước nghiêm trọng nhất - dựa trên kết quả đo nhu cầu ôxy sinh hóa - bắt nguồn từ hai ngành sản xuất là dệt may và thực phẩm.
Những áp lực đối với các loại tài nguyên thiên nhiên - đất nông nghiệp, rừng tự nhiên, thủy sản và tài nguyên khoáng sản... cũng đang ngày một gia tăng. Xu hướng này đang đe dọa đối với đa dạng sinh học ở một đất nước vốn có số lượng lớn các loài sinh vật đa dạng trên thế giới.
Khuyến cáo việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên nhằm giảm nghèo một cách bền vững về mặt môi trường và xã hội, báo cáo phát triển Việt Nam 2011 cho biết chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường dùng để đo mức độ hiệu quả thực thi các mục tiêu chính sách môi trường của một quốc gia và hướng tới hai mục tiêu chính là sức khỏe cộng đồng và khả năng tồn tại lâu dài của hệ sinh thái.
Theo báo cáo này, Việt Nam cần chú ý tới cơ chế khuyến khích sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; quản lý toàn diện tài nguyên thiên nhiên hướng tới môi trường bền vững; các quyền của cộng đồng, sự tham gia và chia sẻ lợi ích cộng đồng nhằm hướng tới công bằng xã hội./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)