Nhân dịp chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật Vị tướng huyền thoại của Việt Nam - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Vietnam+ xin giới thiệu loạt bài viết của tác giả Trần Huyền Thương về cuộc đời và sự nghiệp của ông.
Kỳ IV: Võ Nguyên Giáp: Lao tù là trường học cách mạng
Ngày còn nhỏ, Võ Nguyên Giáp còn nhớ như in đêm đêm cậu vẫn thường được nghe mẹ đọc bài vè Thất thủ kinh đô rất phổ biến trong dân gian.
Bài vè mở đầu: " Năm mùi thất thủ thuận an/ tài gia bá hộ các làng kêu ca/ Đàn ông cho chí đàn bà/ Hưu trí, hưu dưỡng ai mà chẳng xung/ Nam triều chán chi kẻ anh hùng/ Để thuận an thất thủ khổ tranh đoạn tình."
Bài vè là tiếng nói của dân gian kể lại sự kiện kinh đô Huế bị thất thủ, một cách rất mộc mạc, chân thực. Có đoạn hùng hồn như tiếng kèn xung trận, có đoạn ngậm ngùi khổ đau, trách cứ, đoạn thì đanh thép như một bản cáo trạng đanh thép.
Mẹ còn kể: khi bà còn để tóc bím, kinh đô Huế bị thất thủ, Điện tiền thượng tướng quân Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi ra Sơn Phòng- Quảng Bình. Vua xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi sĩ phu, nam phụ lão ấu, mọi người con dân Việt đứng lên chống Pháp cứu nguy đất nước.
Ông ngoại Võ Nguyên Giáp quê ở tận Mỹ Đức, đầu nguồn sông Cẩm Ly, một vùng sơn cước, dưới dãy Trường Sơn hùng vĩ. Cụ theo văn thân lên đến chức Đề đốc coi đại đồn tiền vệ. Chẳng may ông bị giặc Pháp bắt tra tấn dã man, nhưng một mực trung thành, không một lời khai báo.
Đặc biệt, Võ Nguyên Giáp ấn tượng sâu sắc nhất về ngôi miếu ở xóm ngoài, thờ vị tướng đem quân đánh giặc ngoại xâm, không may bị tướng giặc chém đứt cổ, chỉ còn dính da, nhưng ông vẫn hùng dũng thúc ngựa về làng. Gặp một bà già đang hái rau, ông liền xuống ngựa ôn tồn hỏi cụ. "- Thưa cụ, cọng rau muống bẻ ra có sống được không? - Rau muống rỗng, bẻ ra không sống được, cụ già chậm rãi thưa lại. Thế là ông ngã ngựa chết ngay."
Những câu chuyện mẹ kể năm nào, sẽ không phai mờ trong tâm trí và mặc dù phong trào Cần Vương đã lắng xuống, nhưng các âm hồn của các tử sĩ kinh thành vẫn vang vọng mãi trong lòng dân chúng Huế. Điều đó thể hiện rõ trong câu ca: "Chiều chiều trước bến vân lâu/ ai ngồi, ai câu/ ai sầu ai thảm/ai thương ai cảm/ ai nhớ ai trông/ thuyền ai thấp thoáng trên sông/ buông câu mái đẩy, chành lòng nước non."
Những ngày sống và học ở Huế, câu hò càng gợi lên trong lòng Võ Nguyên Giáp nỗi niềm tiếc nuối.
Là một học sinh xuất sắc của trường quốc học Huế, tháng nào anh cũng đứng đầu lớp. Có một tháng bỗng dưng anh đứng thứ nhì, bạn bè, thầy giáo hết sức ngạc nhiên. Nhưng đối với Võ Nguyên Giáp, giờ đây việc học hành không phải là điều mà anh quan tâm duy nhất.
Anh bước vào cổng trường quốc học Huế đúng vào lúc phong trào đấu tranh của nông dân, các tầng lớp chí thức, học sinh Trung kỳ đòi giảm sưu cao, thuế nặng, đòi nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu, đòi được để tang nhà yêu nước cách mạng Phan Chu Trinh.
Võ Nguyên Giáp như đã có một nội lực sẵn, anh đã nhanh chóng hòa nhập ngay vào phong trào đấu tranh đó. Hơn nữa ở đây Võ Nguyên Giáp có nhiều người bạn hoạt động trong phong trào học sinh như các anh : Nguyễn Khoa Văn (Hải Triều), Nguyễn Thúc Hào…. đặc biệt là Nguyễn Chí Diểu, người bạn lớn hơn anh 3 tuổi, gia đình nông dân nghèo, quê ở Phú Mậu, Thừa Thiên. Hai người tuy mới quen nhau nhưng rất thân thiết, không chỉ vì cùng chung cảnh ngộ học trò nghèo, mà hình như giữa 2 người có cùng chung một suy nghĩ, chung một chí hướng…
Nguyễn Chí Diểu thường chia sẻ với Võ Nguyên Giáp về sự bất bình trước cảnh giáo dục thực dân, nhằm tạo ra những tên tay sai đắc lực phục vụ cho “mẫu quốc.” Chính những điều đó mà chỉ 3 năm sau ngày quen biết, Nguyễn Chí Diểu đã giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào Tân Việt cách mạng Đảng. Hơn nữa, ở đây cậu học sinh Giáp còn được các thầy đầy tâm huyết dạy dỗ, giáo dục như thầy Võ Liêm Sơn, thầy Cao Xuân Huy, thầy Đặng Thai Mai.
Tiếp tục truyền thống đấu tranh đầu tiên của học sinh Huế do Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) lúc đó là học sinh lớp Đệ nhị (niên khóa 1908-1909). Trường Quốc học Huế, khởi xướng vận động bạn bè học sinh cùng đi biểu tình với quần chúng kéo đến Tòa Khâm Sứ vào tháng 4/1908. Cũng như cuộc đấu tranh chống chế độ giáo dục hà khắc của học sinh Trường Kỹ nghệ thực hành diễn ra tháng 3/1926.
Tháng 4/1927 tại trường Quốc học Huế lại diễn ra một cuộc bãi khóa rầm rộ với quy mô lớn. Nguyễn Chí Diểu bị tên giám thị Pháp chú ý, coi là kẻ cầm đầu những cuộc đấu tranh bãi khóa ở trường. Nhân một hôm, thi môn toán, viên giám thị gian giảo này đã vu cho Diểu “quay cóp” bài của bạn và tức khắc đuổi Diểu ra khỏi trường.
Võ Nguyên Giáp và các bạn cùng chí hướng bất bình trước việc “vu oan, giá họa” cho người khác của tên giám thị, đã làm đơn yêu cầu nhà trường hủy quyết định đuổi học Diểu - Nguyễn Chí Diểu là một học sinh giỏi của lớp - Diểu không hề chép bài của bạn như giám thị vu cáo. Nhưng đơn đã bị nhà trường trả lại.
Ngay sau đó, Võ Nguyên Giáp liền bàn với Nguyễn Khoa Văn tiếp tục tổ chức bãi khóa để phản đối việc Diểu bị đuổi học. Cuộc bãi khóa của học sinh Trường Quốc học Huế lan rộng ra khắp các trường ở Huế và phát triển thành cuộc tổng bãi khóa.
Trước tình hình đó nhà cầm quyền Pháp tại Huế được sự chỉ đạo trực tiếp của Chánh mật thám Trung Kỳ Leon Sogny, Hiệu trưởng và Tổng giám thị Trường Quốc học Huế luc đó là Bourotte và Harter huy động toàn bộ lực lượng giám sát mọi hoạt động của học sinh trong trường.
Nhiều nam nữ học sinh Huế bị bắt bớ giam cầm. Nhưng do áp lực của công luận, sau một tuần nhà đương cục Pháp phải nhượng bộ thả một số học sinh bị bắt nhưng kiên quyết đuổi một số người bị chúng coi là những kẻ cầm đầu, trong đó có các anh Nguyễn Chí Diểu, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Khoa Văn…
Lúc này Võ Nguyên Giáp không trở về quê ngay, anh lang thang vào Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định… vừa thăm thú bạn bè, vừa nghe ngóng tình hình. Trong thời gian ở Quảng Nam anh đến viếng nhà thờ cụ Phan Châu Trinh, mới được lập ở Đà Nẵng. Rồi cuối cùng trở về quê nhà trong tâm trạng bế tắc.
Bỗng nhiên một hôm Nguyễn Chí Diểu lặn lội từ Huế về làng An Xá tìm gặp Võ Nguyên Giáp. Diểu mang theo một tập tài liệu về “Liên đoàn các dân tộc bị áp bức trên thế giới” và một số văn kiện cuộc họp của “ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội” ở Quảng Châu, trong đó có 2 bài phát biểu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Anh Giáp đọc rất xúc động.
Nguyễn Chí Diểu cho Giáp biết sau khi bị đuổi học Diểu đã tham gia Tân Việt cách mạng Đảng hiện có cơ sở ở Huế, đồng thời cho Giáp xem chương trình, điều lệ của Tân Việt Cách mạng Đảng. Và sau đó kết nạp anh vào Đảng.
Mùa hè năm 1928, Võ Nguyên Giáp trở lại Huế. Anh bước vào đời của một chiến sĩ cách mạng. Tại Huế, Nguyễn Chí Diểu giới thiệu anh Giáp đến làm việc ở Quan Hải Tùng thư, một nhà xuất bản do Tổng bộ Tân Việt chủ trương, trụ sở đặt ở phố Đông Sa. Sáng lập viên là Đào Duy Anh.
Về công khai, Võ Nguyên Giáp là thư ký của nhà xuất bản, anh được sinh hoạt trong một tiểu tổ bí mật của Đảng Tân Việt do Đào Duy Anh làm tổ trưởng. Tại đây Võ Nguyên Giáp có điều kiện tiếp xúc với những học thuyết kinh tế, xã hội, dân tộc, cách mạng. Đặc biệt là cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” và tờ báo “Người cùng khổ” (Le Paria) từ Pháp gửi về.
Từ năm 1929, Võ Nguyên Giáp trở thành một trong những thành viên trong nhóm hạt nhân của Đảng Tân Việt. Anh tích cực vận động cho tổ chức này gia nhập Đảng Cộng sản. Với tư cách là Tổng biên tập báo Tiếng Dân, Đào Duy Anh giới thiệu Võ Nguyên Giáp với cụ Huỳnh Thúc Kháng và được cụ đồng ý, Võ Nguyên Giáp làm biên tập viên cho báo Tiếng Dân, tờ báo đầu tiên ở Trung Kỳ có xu hướng tiến bộ do cụ Huỳnh Thúc Kháng chủ trương ra mắt bạn đọc vào tháng 7/1928.
Qua tờ báo Tiếng Dân, Võ Nguyên Giáp viết bài tuyên truyền cho chủ nghĩa Marx. Vì vậy, chính quyền thực dân ở đây ngày đêm theo dõi, giám sát sít sao từng hoạt động của anh.
Sau khởi nghĩa Xôviết Nghệ Tĩnh 1930, thực dân Pháp ra sức khủng bố trắng. Ngày 25/10/1930, lúc vừa tròn 19 tuổi, anh bị Pháp bắt giam cùng một số người, trong đó có thầy Đặng Thai Mai, nữ sinh Nguyễn Thị Quang Thái (em nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai) sau đó ít lâu trở thành người vợ thân yêu của Võ Nguyên Giáp và nhiều bạn học Trường Quốc học Huế. Anh bị kết án hai năm tù giam tại nhà lao Thừa Phú.
Không tra khảo được gì, chúng liền nhốt anh vào xà lim, suốt 15 ngày trong buồng tối, không một ánh sáng. Cuối năm 1931, do Hội Cứu tế Đỏ Pháp đấu tranh, đòi thả chính trị phạm. Chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương buộc lòng phải nhượng bộ tha một số tù chính trị.
Thầy Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp, Quang Thái và một số anh em khác được thả. Võ Nguyên Giáp bị đưa về quản thúc ở quê, làng An Xá và hàng tháng phải lên trình diện với quan huyện. Ít lâu sau, anh tìm cách ra Vinh, Nghệ An để thực hiện chí hướng của mình. Ở Vinh, anh tìm đến thầy Đặng Thai Mai và được thầy giúp đỡ tìm kiếm việc làm tạm thời.
Năm 1932, thầy Đặng Thai Mai chuyển ra dạy học ở Hà Nội, Võ Nguyên Giáp cũng ra theo thầy. Võ Nguyên Giáp đã rời ghế nhà trường từ năm Thành chung thứ hai, giờ đây tại Hà Nội, anh quyết định dành một khoảng thời gian 10 tháng để học, dự thi lấy bằng tú tài phần nhất với tư cách thí sinh tự do và anh đã đỗ hạng ưu.
Từ đây Võ Nguyên Giáp bắt đầu dạy học tại trường Thăng Long cùng với thầy Đặng Thai Mai./.
Kỳ IV: Võ Nguyên Giáp: Lao tù là trường học cách mạng
Ngày còn nhỏ, Võ Nguyên Giáp còn nhớ như in đêm đêm cậu vẫn thường được nghe mẹ đọc bài vè Thất thủ kinh đô rất phổ biến trong dân gian.
Bài vè mở đầu: " Năm mùi thất thủ thuận an/ tài gia bá hộ các làng kêu ca/ Đàn ông cho chí đàn bà/ Hưu trí, hưu dưỡng ai mà chẳng xung/ Nam triều chán chi kẻ anh hùng/ Để thuận an thất thủ khổ tranh đoạn tình."
Bài vè là tiếng nói của dân gian kể lại sự kiện kinh đô Huế bị thất thủ, một cách rất mộc mạc, chân thực. Có đoạn hùng hồn như tiếng kèn xung trận, có đoạn ngậm ngùi khổ đau, trách cứ, đoạn thì đanh thép như một bản cáo trạng đanh thép.
Mẹ còn kể: khi bà còn để tóc bím, kinh đô Huế bị thất thủ, Điện tiền thượng tướng quân Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi ra Sơn Phòng- Quảng Bình. Vua xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi sĩ phu, nam phụ lão ấu, mọi người con dân Việt đứng lên chống Pháp cứu nguy đất nước.
Ông ngoại Võ Nguyên Giáp quê ở tận Mỹ Đức, đầu nguồn sông Cẩm Ly, một vùng sơn cước, dưới dãy Trường Sơn hùng vĩ. Cụ theo văn thân lên đến chức Đề đốc coi đại đồn tiền vệ. Chẳng may ông bị giặc Pháp bắt tra tấn dã man, nhưng một mực trung thành, không một lời khai báo.
Đặc biệt, Võ Nguyên Giáp ấn tượng sâu sắc nhất về ngôi miếu ở xóm ngoài, thờ vị tướng đem quân đánh giặc ngoại xâm, không may bị tướng giặc chém đứt cổ, chỉ còn dính da, nhưng ông vẫn hùng dũng thúc ngựa về làng. Gặp một bà già đang hái rau, ông liền xuống ngựa ôn tồn hỏi cụ. "- Thưa cụ, cọng rau muống bẻ ra có sống được không? - Rau muống rỗng, bẻ ra không sống được, cụ già chậm rãi thưa lại. Thế là ông ngã ngựa chết ngay."
Những câu chuyện mẹ kể năm nào, sẽ không phai mờ trong tâm trí và mặc dù phong trào Cần Vương đã lắng xuống, nhưng các âm hồn của các tử sĩ kinh thành vẫn vang vọng mãi trong lòng dân chúng Huế. Điều đó thể hiện rõ trong câu ca: "Chiều chiều trước bến vân lâu/ ai ngồi, ai câu/ ai sầu ai thảm/ai thương ai cảm/ ai nhớ ai trông/ thuyền ai thấp thoáng trên sông/ buông câu mái đẩy, chành lòng nước non."
Những ngày sống và học ở Huế, câu hò càng gợi lên trong lòng Võ Nguyên Giáp nỗi niềm tiếc nuối.
Là một học sinh xuất sắc của trường quốc học Huế, tháng nào anh cũng đứng đầu lớp. Có một tháng bỗng dưng anh đứng thứ nhì, bạn bè, thầy giáo hết sức ngạc nhiên. Nhưng đối với Võ Nguyên Giáp, giờ đây việc học hành không phải là điều mà anh quan tâm duy nhất.
Anh bước vào cổng trường quốc học Huế đúng vào lúc phong trào đấu tranh của nông dân, các tầng lớp chí thức, học sinh Trung kỳ đòi giảm sưu cao, thuế nặng, đòi nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu, đòi được để tang nhà yêu nước cách mạng Phan Chu Trinh.
Võ Nguyên Giáp như đã có một nội lực sẵn, anh đã nhanh chóng hòa nhập ngay vào phong trào đấu tranh đó. Hơn nữa ở đây Võ Nguyên Giáp có nhiều người bạn hoạt động trong phong trào học sinh như các anh : Nguyễn Khoa Văn (Hải Triều), Nguyễn Thúc Hào…. đặc biệt là Nguyễn Chí Diểu, người bạn lớn hơn anh 3 tuổi, gia đình nông dân nghèo, quê ở Phú Mậu, Thừa Thiên. Hai người tuy mới quen nhau nhưng rất thân thiết, không chỉ vì cùng chung cảnh ngộ học trò nghèo, mà hình như giữa 2 người có cùng chung một suy nghĩ, chung một chí hướng…
Nguyễn Chí Diểu thường chia sẻ với Võ Nguyên Giáp về sự bất bình trước cảnh giáo dục thực dân, nhằm tạo ra những tên tay sai đắc lực phục vụ cho “mẫu quốc.” Chính những điều đó mà chỉ 3 năm sau ngày quen biết, Nguyễn Chí Diểu đã giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào Tân Việt cách mạng Đảng. Hơn nữa, ở đây cậu học sinh Giáp còn được các thầy đầy tâm huyết dạy dỗ, giáo dục như thầy Võ Liêm Sơn, thầy Cao Xuân Huy, thầy Đặng Thai Mai.
Tiếp tục truyền thống đấu tranh đầu tiên của học sinh Huế do Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) lúc đó là học sinh lớp Đệ nhị (niên khóa 1908-1909). Trường Quốc học Huế, khởi xướng vận động bạn bè học sinh cùng đi biểu tình với quần chúng kéo đến Tòa Khâm Sứ vào tháng 4/1908. Cũng như cuộc đấu tranh chống chế độ giáo dục hà khắc của học sinh Trường Kỹ nghệ thực hành diễn ra tháng 3/1926.
Tháng 4/1927 tại trường Quốc học Huế lại diễn ra một cuộc bãi khóa rầm rộ với quy mô lớn. Nguyễn Chí Diểu bị tên giám thị Pháp chú ý, coi là kẻ cầm đầu những cuộc đấu tranh bãi khóa ở trường. Nhân một hôm, thi môn toán, viên giám thị gian giảo này đã vu cho Diểu “quay cóp” bài của bạn và tức khắc đuổi Diểu ra khỏi trường.
Võ Nguyên Giáp và các bạn cùng chí hướng bất bình trước việc “vu oan, giá họa” cho người khác của tên giám thị, đã làm đơn yêu cầu nhà trường hủy quyết định đuổi học Diểu - Nguyễn Chí Diểu là một học sinh giỏi của lớp - Diểu không hề chép bài của bạn như giám thị vu cáo. Nhưng đơn đã bị nhà trường trả lại.
Ngay sau đó, Võ Nguyên Giáp liền bàn với Nguyễn Khoa Văn tiếp tục tổ chức bãi khóa để phản đối việc Diểu bị đuổi học. Cuộc bãi khóa của học sinh Trường Quốc học Huế lan rộng ra khắp các trường ở Huế và phát triển thành cuộc tổng bãi khóa.
Trước tình hình đó nhà cầm quyền Pháp tại Huế được sự chỉ đạo trực tiếp của Chánh mật thám Trung Kỳ Leon Sogny, Hiệu trưởng và Tổng giám thị Trường Quốc học Huế luc đó là Bourotte và Harter huy động toàn bộ lực lượng giám sát mọi hoạt động của học sinh trong trường.
Nhiều nam nữ học sinh Huế bị bắt bớ giam cầm. Nhưng do áp lực của công luận, sau một tuần nhà đương cục Pháp phải nhượng bộ thả một số học sinh bị bắt nhưng kiên quyết đuổi một số người bị chúng coi là những kẻ cầm đầu, trong đó có các anh Nguyễn Chí Diểu, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Khoa Văn…
Lúc này Võ Nguyên Giáp không trở về quê ngay, anh lang thang vào Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định… vừa thăm thú bạn bè, vừa nghe ngóng tình hình. Trong thời gian ở Quảng Nam anh đến viếng nhà thờ cụ Phan Châu Trinh, mới được lập ở Đà Nẵng. Rồi cuối cùng trở về quê nhà trong tâm trạng bế tắc.
Bỗng nhiên một hôm Nguyễn Chí Diểu lặn lội từ Huế về làng An Xá tìm gặp Võ Nguyên Giáp. Diểu mang theo một tập tài liệu về “Liên đoàn các dân tộc bị áp bức trên thế giới” và một số văn kiện cuộc họp của “ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội” ở Quảng Châu, trong đó có 2 bài phát biểu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Anh Giáp đọc rất xúc động.
Nguyễn Chí Diểu cho Giáp biết sau khi bị đuổi học Diểu đã tham gia Tân Việt cách mạng Đảng hiện có cơ sở ở Huế, đồng thời cho Giáp xem chương trình, điều lệ của Tân Việt Cách mạng Đảng. Và sau đó kết nạp anh vào Đảng.
Mùa hè năm 1928, Võ Nguyên Giáp trở lại Huế. Anh bước vào đời của một chiến sĩ cách mạng. Tại Huế, Nguyễn Chí Diểu giới thiệu anh Giáp đến làm việc ở Quan Hải Tùng thư, một nhà xuất bản do Tổng bộ Tân Việt chủ trương, trụ sở đặt ở phố Đông Sa. Sáng lập viên là Đào Duy Anh.
Về công khai, Võ Nguyên Giáp là thư ký của nhà xuất bản, anh được sinh hoạt trong một tiểu tổ bí mật của Đảng Tân Việt do Đào Duy Anh làm tổ trưởng. Tại đây Võ Nguyên Giáp có điều kiện tiếp xúc với những học thuyết kinh tế, xã hội, dân tộc, cách mạng. Đặc biệt là cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” và tờ báo “Người cùng khổ” (Le Paria) từ Pháp gửi về.
Từ năm 1929, Võ Nguyên Giáp trở thành một trong những thành viên trong nhóm hạt nhân của Đảng Tân Việt. Anh tích cực vận động cho tổ chức này gia nhập Đảng Cộng sản. Với tư cách là Tổng biên tập báo Tiếng Dân, Đào Duy Anh giới thiệu Võ Nguyên Giáp với cụ Huỳnh Thúc Kháng và được cụ đồng ý, Võ Nguyên Giáp làm biên tập viên cho báo Tiếng Dân, tờ báo đầu tiên ở Trung Kỳ có xu hướng tiến bộ do cụ Huỳnh Thúc Kháng chủ trương ra mắt bạn đọc vào tháng 7/1928.
Qua tờ báo Tiếng Dân, Võ Nguyên Giáp viết bài tuyên truyền cho chủ nghĩa Marx. Vì vậy, chính quyền thực dân ở đây ngày đêm theo dõi, giám sát sít sao từng hoạt động của anh.
Sau khởi nghĩa Xôviết Nghệ Tĩnh 1930, thực dân Pháp ra sức khủng bố trắng. Ngày 25/10/1930, lúc vừa tròn 19 tuổi, anh bị Pháp bắt giam cùng một số người, trong đó có thầy Đặng Thai Mai, nữ sinh Nguyễn Thị Quang Thái (em nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai) sau đó ít lâu trở thành người vợ thân yêu của Võ Nguyên Giáp và nhiều bạn học Trường Quốc học Huế. Anh bị kết án hai năm tù giam tại nhà lao Thừa Phú.
Không tra khảo được gì, chúng liền nhốt anh vào xà lim, suốt 15 ngày trong buồng tối, không một ánh sáng. Cuối năm 1931, do Hội Cứu tế Đỏ Pháp đấu tranh, đòi thả chính trị phạm. Chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương buộc lòng phải nhượng bộ tha một số tù chính trị.
Thầy Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp, Quang Thái và một số anh em khác được thả. Võ Nguyên Giáp bị đưa về quản thúc ở quê, làng An Xá và hàng tháng phải lên trình diện với quan huyện. Ít lâu sau, anh tìm cách ra Vinh, Nghệ An để thực hiện chí hướng của mình. Ở Vinh, anh tìm đến thầy Đặng Thai Mai và được thầy giúp đỡ tìm kiếm việc làm tạm thời.
Năm 1932, thầy Đặng Thai Mai chuyển ra dạy học ở Hà Nội, Võ Nguyên Giáp cũng ra theo thầy. Võ Nguyên Giáp đã rời ghế nhà trường từ năm Thành chung thứ hai, giờ đây tại Hà Nội, anh quyết định dành một khoảng thời gian 10 tháng để học, dự thi lấy bằng tú tài phần nhất với tư cách thí sinh tự do và anh đã đỗ hạng ưu.
Từ đây Võ Nguyên Giáp bắt đầu dạy học tại trường Thăng Long cùng với thầy Đặng Thai Mai./.
Trần Huyền Thương (Vietnam+)