Ngày 27/3, tại Geneva (Thụy Sĩ), diễn ra vòng đàm phán thứ 23 về an ninh và ổn định ở khu vực Kavkaz.
Cuộc tham vấn này diễn ra dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), với sự tham dự của các phái đoàn Nga, Gruzia, Mỹ, hai vùng lãnh thổ thuộc Gruzia tự tuyên bố độc lập là Abkhazia và Nam Ossetia.
Cuộc thảo luận theo truyền thống diễn ra trong khuôn khổ 2 nhóm làm việc - với 2 chủ đề an ninh và nhân đạo.
Ngay trước thềm đàm phán, Bộ Ngoại giao Nga ra thông cáo báo chí cho biết Mátxcơva hy vọng các bên tham gia đàm phán "sẽ chú trọng tới vấn đề ổn định tình hình trong khu vực, đảm bảo không sử dụng vũ lực giữa các bên, đồng thời cải thiện môi trường nhân đạo và kinh tế xã hội. Dẫn đầu phái đoàn Nga tham gia cuộc đàm phán này là Thứ trưởng Ngoại giao Grigory Karasin.
Đại diện của các nước cộng hòa tự xưng Abkhazia và Nam Ossetia cho biết họ muốn cuộc đàm phán ở Geneva tập trung vào việc soạn thảo một văn kiện về việc Tbilixi không sử dụng vụ lực chống lại hai thực thể vốn thuộc Gruzia này.
Thứ trưởng Ngoại giao Irakli Khintba, người dẫn đầu đoàn đàm phán Abkhazia, nói rằng đàm phán sẽ tiếp tục hướng tới việc hoàn tất một khuôn khổ ràng buộc pháp lý về không sử dụng vũ lực trong quan hệ giữa Abkhazia và Gruzia.
Còn trưởng đoàn đàm phán Nam Ossetia là phái viên của tổng thống chuyên trách về xử lý hậu xung đột Murat Dzhioyev. Các đại diện của Abkhazia và Nam Ossetia tham dự vòng đàm phán này với mong muốn thay đổi khuôn khổ thảo luận cho tương xứng với địa vị "nước cộng hòa" của họ.
Phái đoàn đàm phán của Gruzia do Thứ trưởng Ngoại giao David Zalkaliani dẫn đẫu. Cho tới nay, Tbilixi vẫn giữ nguyên quan điểm chỉ ký kết thỏa thuận với Liên bang Nga và yêu cầu Mátxcơva đơn phương tuyên bố không sử dụng vũ lực, trong khi các nhà ngoại giao Nga không đồng ý với quan điểm này và cho rằng họ không phải là một bên trong cuộc xung đột.
Các cuộc đàm phán về an ninh và ổn định tại Kavkaz đã diễn ra được 4 năm, dựa trên thỏa thuận đạt được giữa các tổng thống Nga và Pháp sau cuộc chiến chớp nhoáng vào năm 2008 giữa Nga và Gruzia./.
Cuộc tham vấn này diễn ra dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), với sự tham dự của các phái đoàn Nga, Gruzia, Mỹ, hai vùng lãnh thổ thuộc Gruzia tự tuyên bố độc lập là Abkhazia và Nam Ossetia.
Cuộc thảo luận theo truyền thống diễn ra trong khuôn khổ 2 nhóm làm việc - với 2 chủ đề an ninh và nhân đạo.
Ngay trước thềm đàm phán, Bộ Ngoại giao Nga ra thông cáo báo chí cho biết Mátxcơva hy vọng các bên tham gia đàm phán "sẽ chú trọng tới vấn đề ổn định tình hình trong khu vực, đảm bảo không sử dụng vũ lực giữa các bên, đồng thời cải thiện môi trường nhân đạo và kinh tế xã hội. Dẫn đầu phái đoàn Nga tham gia cuộc đàm phán này là Thứ trưởng Ngoại giao Grigory Karasin.
Đại diện của các nước cộng hòa tự xưng Abkhazia và Nam Ossetia cho biết họ muốn cuộc đàm phán ở Geneva tập trung vào việc soạn thảo một văn kiện về việc Tbilixi không sử dụng vụ lực chống lại hai thực thể vốn thuộc Gruzia này.
Thứ trưởng Ngoại giao Irakli Khintba, người dẫn đầu đoàn đàm phán Abkhazia, nói rằng đàm phán sẽ tiếp tục hướng tới việc hoàn tất một khuôn khổ ràng buộc pháp lý về không sử dụng vũ lực trong quan hệ giữa Abkhazia và Gruzia.
Còn trưởng đoàn đàm phán Nam Ossetia là phái viên của tổng thống chuyên trách về xử lý hậu xung đột Murat Dzhioyev. Các đại diện của Abkhazia và Nam Ossetia tham dự vòng đàm phán này với mong muốn thay đổi khuôn khổ thảo luận cho tương xứng với địa vị "nước cộng hòa" của họ.
Phái đoàn đàm phán của Gruzia do Thứ trưởng Ngoại giao David Zalkaliani dẫn đẫu. Cho tới nay, Tbilixi vẫn giữ nguyên quan điểm chỉ ký kết thỏa thuận với Liên bang Nga và yêu cầu Mátxcơva đơn phương tuyên bố không sử dụng vũ lực, trong khi các nhà ngoại giao Nga không đồng ý với quan điểm này và cho rằng họ không phải là một bên trong cuộc xung đột.
Các cuộc đàm phán về an ninh và ổn định tại Kavkaz đã diễn ra được 4 năm, dựa trên thỏa thuận đạt được giữa các tổng thống Nga và Pháp sau cuộc chiến chớp nhoáng vào năm 2008 giữa Nga và Gruzia./.
(TTXVN)