Sáng 14/12, tại trụ sở Liên Đoàn Bóng đá Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra Đại hội Cổ đông Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) lần thứ nhất. Ông Võ Quốc Thắng (Chủ tịch câu lạc bộ Đồng Tâm Long An) được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị VPF.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Khánh Hải; Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Nguyễn Trọng Hỷ cùng đại diện các cổ đông là các câu lạc bộ giải V-League và hạng nhất.
Ông Lê Khánh Hải, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu: Thời gian rất dài qua, bóng đá chuyên nghiệp chúng ta còn nhiều bất cập trong quản lý, điều hành, trọng tài, sử dụng cầu thủ ngoại… Việc ra đời VPF là bước đổi mới cho quá trình đó để đưa nền bóng đá Việt Nam đi lên. Chắc chắn VPF bước đầu sẽ gặp nhiều khó khăn, nên đề nghị các đơn vị liên quan cần quan tâm giúp đỡ. Hy vọng VPF sẽ giải quyết hài hòa lợi ích giữa các câu lạc bộ và xã hội.
Ông Nguyễn Trọng Hỷ, Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam cho biết: Việc ra đời VPF trên tinh thần xây dựng cho bóng đá Việt Nam; trong vòng 2,5 tháng VPF đã ra đời thể hiện sự quyết tâm chuyển đổi mô hình quản lý và sắp tới Liên đoàn sẽ phối hợp tốt hơn trong hoạt động.
Quy định điều lệ, VPF có 3 triệu cổ phần với 27 cổ đông, trong đó Liên Đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) có 1,62 triệu cổ phần (trên 35%); 14 câu lạc bộ V-League có 1,038 triệu cổ phần, 10 câu lạc bộ hạng nhất có 1 triệu cổ phần.
Đại hội khẳng định: Việc thành lập VPF không vì mục tiêu chính là lợi nhuận, mà là cải tổ cách thức tổ chức các giải bóng đá trong nước ngày càng tốt, dân chủ, công bằng hơn; các câu lạc bộ có quyền tham gia quyết định các quyền lợi liên quan đến mình một cách trực tiếp và tất cả là vì nền bóng đá nước nhà ngày càng chuyên nghiệp, trong sạch. Đặc biệt, từ đây sẽ phục vụ và xây dựng đội tuyển quốc gia mạnh để vươn ra tầm khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, VPF cũng không hoạt động phi lợi nhuận, mà phải tìm kiếm các nguồn kinh phí để trang trải cho các mùa giải để các câu lạc bộ tham dự sẽ không phải bỏ kinh phí lớn như trước đây. Ví du, 1 mùa giải mỗi câu lạc bộ thường phải bỏ từ 450 – 600 triệu đồng cho các chi phí tổ chức, trọng tài… Hiện nay chưa thống nhất mức kinh phí này là bao nhiêu, nhưng VPF mong muốn các câu lạc bộ sẽ phải chi phí một cách thấp nhất và không quá 50% so với các mùa giải trước.
Với tổng vốn điều lệ khoảng 30 tỷ đồng, VPF cam kết sẽ không thua lỗ trong năm đầu tiên, bảo toàn nguồn vốn tốt cho các cổ đông và vốn góp chỉ đóng 1 lần từ khi thành lập chứ không phải đóng hàng năm. Sắp tới sẽ chuyển một phần kinh phí từ VFF sang cho VPF để đào tạo, chăm lo cho nền bóng đá trẻ, đội tuyển quốc gia. Cách thức tìm kiếm nguồn kinh phí phụ thuộc vào sự năng động của Công ty, nhưng với danh dự và trách nhiệm của người kinh doanh thì VPF cam kết mức hỗ trợ kinh phí dành cho đội tuyển quốc gia và các đội tuyển trẻ sẽ không thấp hơn các năm về trước.
Mùa giải tới, các câu lạc bộ sẽ phải đăng ký lượng tiền thưởng cho mỗi trận đấu với VPF từ trước mùa giải với mức tiền thưởng không vượt quá 500 triệu đồng/1 trận đấu; không được thưởng thêm dưới bất kỳ hình thức nào, nhằm kiểm soát sự minh bạch tài chính, thu chi của các câu lạc bộ và cái lớn hơn là đảm bảo tính văn hóa, văn minh trong bóng đá, không thể cứ có tiền mới tích cực đá.
Các cổ đông đã thống nhất, sắp tới các quyết định sẽ được ủy quyền cho Hội đồng quản trị, nhưng trên cơ sơ đảm bảo quyền lợi và vì sự phát triển chung cho các câu lạc bộ. Điều kiện Đại hội đề ra sắp tới là sẽ chon một công ty kiểm toán quốc tế để kiểm toán hoạt động tài chính của VPF, nhưng cụ thể là công ty nào sẽ do Hội đồng quản trị lựa chọn 1 trong 4 công ty đang hoạt động ở Việt Nam trong thời gian tới. 1 tuần sau khi đại hội, VPF sẽ công bố kế hoạch hoạt động, tổ chức mùa giải mới, kinh phí chi tiết tới các câu lạc bộ…
Vấn đề “nóng” và được nhiều cổ đông, cũng như nhiều câu lạc bộ quan tâm bàn thảo là việc ứng cử, bầu cử các chức danh vào Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị. Các cổ đông lớn đều đưa ra lý do quá nhiều việc, nên từ chối ứng cử vào chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Ông Nguyễn Đức Kiên, Chủ tịch câu lạc bộ bóng đá Hà Nội bộc bạch: chúng ta đang thực sự làm vì sự đổi mới bóng đá, tôi và các ông bầu khác lúc trao đổi ngoài lề đều từ chối không phải vì trốn tránh, thoái thác trách nhiệm, nhưng vì chúng tôi làm công việc kinh doanh có rất nhiều việc, như thế sẽ không đảm đương tốt cương vị này. Việc thành lập VPF là một sự đổi mới chứ không hề vì quyền lợi một cá nhân nào và không có ý đồ tranh chấp quyền lực với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Vì vậy, việc lựa chọn là do sự cân nhắc kỹ của các cổ đông. Sắp tới chúng tôi sẽ tìm ra các giải pháp tốt nhất.
Đại hội đã đặt ra các quy định cho quy hoạch chiến lược phát triển bóng đá trong thời gian dài sắp tới, đặc biệt ưu tiên cho các cầu thủ trẻ tham gia ở các giải đấu chuyên nghiệp, hạng nhất, siêu cúp và giải trẻ; ngày càng hạn chế cầu thủ ngoại thi đấu nhiều trong 1 trận. Cụ thể như mùa giải 2013 các đội chuyên nghiệp phải có 3 cầu thủ dưới 21 tuổi trong tổng số 30 cầu thủ đăng ký; trước trận đấu phải đăng ký 2 cầu thủ dưới 21 tuổi trong tổng số 20 đăng ký tham gia trận đấu.
Ngoài ra, điều lệ còn quy định nhiều điều khoản bắt buộc các câu lạc bộ phải có bao nhiêu đội hình trẻ thi đấu trong mùa giải; các chế tài xử phạt các đội vi phạm; quy định giấy phép hành nghề; tên gọi các câu lạc bộ, nhà tài trợ; khuyến khích các câu lạc bộ tạo nguồn vận động viên trẻ; thu hút người Việt Nam về nước và tất cả với mục đích ngày càng kiểm soát chặt môi trường bóng đá, thu hút đông đảo người hâm mộ.
Về quy định tài chính, từ năm 2014 các câu lạc bộ thi đấu giải vô địch quốc gia phải có 40 tỷ đồng; đội hạng nhất 25 tỷ đồng. Việc cân đối thu chi phải đảm bảo tính khoa hoc, hợp lý, nếu lượng tiền này không đảm bảo thì có thể bị chuyển hạng thi đấu. Các đội thi đấu chuyên nghiệp sau 2 năm lỗ liên tiếp thì sẽ không được tham gia ở mùa giải sau. Bản quyền truyền hình được phân chia đều giữa câu lạc bộ và VPF.
Đại hội bầu 9 thành viên Hội đồng quản trị; ông Võ Quốc Thắng (Chủ tịch câu lạc bộ Đồng Tâm Long An) giữ chủ tịch Hội đồng quản trị và 3 Phó chủ tịch là ông Lê Hùng Dũng, Nguyễn Đức Kiên và Đoàn Nguyên Đức; Tổng giám đốc VPF là ông Phạm Ngọc Viễn và ông Trần Duy Ly làm Trưởng Ban tổ chức giải V-League 2012./.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Khánh Hải; Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Nguyễn Trọng Hỷ cùng đại diện các cổ đông là các câu lạc bộ giải V-League và hạng nhất.
Ông Lê Khánh Hải, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu: Thời gian rất dài qua, bóng đá chuyên nghiệp chúng ta còn nhiều bất cập trong quản lý, điều hành, trọng tài, sử dụng cầu thủ ngoại… Việc ra đời VPF là bước đổi mới cho quá trình đó để đưa nền bóng đá Việt Nam đi lên. Chắc chắn VPF bước đầu sẽ gặp nhiều khó khăn, nên đề nghị các đơn vị liên quan cần quan tâm giúp đỡ. Hy vọng VPF sẽ giải quyết hài hòa lợi ích giữa các câu lạc bộ và xã hội.
Ông Nguyễn Trọng Hỷ, Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam cho biết: Việc ra đời VPF trên tinh thần xây dựng cho bóng đá Việt Nam; trong vòng 2,5 tháng VPF đã ra đời thể hiện sự quyết tâm chuyển đổi mô hình quản lý và sắp tới Liên đoàn sẽ phối hợp tốt hơn trong hoạt động.
Quy định điều lệ, VPF có 3 triệu cổ phần với 27 cổ đông, trong đó Liên Đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) có 1,62 triệu cổ phần (trên 35%); 14 câu lạc bộ V-League có 1,038 triệu cổ phần, 10 câu lạc bộ hạng nhất có 1 triệu cổ phần.
Đại hội khẳng định: Việc thành lập VPF không vì mục tiêu chính là lợi nhuận, mà là cải tổ cách thức tổ chức các giải bóng đá trong nước ngày càng tốt, dân chủ, công bằng hơn; các câu lạc bộ có quyền tham gia quyết định các quyền lợi liên quan đến mình một cách trực tiếp và tất cả là vì nền bóng đá nước nhà ngày càng chuyên nghiệp, trong sạch. Đặc biệt, từ đây sẽ phục vụ và xây dựng đội tuyển quốc gia mạnh để vươn ra tầm khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, VPF cũng không hoạt động phi lợi nhuận, mà phải tìm kiếm các nguồn kinh phí để trang trải cho các mùa giải để các câu lạc bộ tham dự sẽ không phải bỏ kinh phí lớn như trước đây. Ví du, 1 mùa giải mỗi câu lạc bộ thường phải bỏ từ 450 – 600 triệu đồng cho các chi phí tổ chức, trọng tài… Hiện nay chưa thống nhất mức kinh phí này là bao nhiêu, nhưng VPF mong muốn các câu lạc bộ sẽ phải chi phí một cách thấp nhất và không quá 50% so với các mùa giải trước.
Với tổng vốn điều lệ khoảng 30 tỷ đồng, VPF cam kết sẽ không thua lỗ trong năm đầu tiên, bảo toàn nguồn vốn tốt cho các cổ đông và vốn góp chỉ đóng 1 lần từ khi thành lập chứ không phải đóng hàng năm. Sắp tới sẽ chuyển một phần kinh phí từ VFF sang cho VPF để đào tạo, chăm lo cho nền bóng đá trẻ, đội tuyển quốc gia. Cách thức tìm kiếm nguồn kinh phí phụ thuộc vào sự năng động của Công ty, nhưng với danh dự và trách nhiệm của người kinh doanh thì VPF cam kết mức hỗ trợ kinh phí dành cho đội tuyển quốc gia và các đội tuyển trẻ sẽ không thấp hơn các năm về trước.
Mùa giải tới, các câu lạc bộ sẽ phải đăng ký lượng tiền thưởng cho mỗi trận đấu với VPF từ trước mùa giải với mức tiền thưởng không vượt quá 500 triệu đồng/1 trận đấu; không được thưởng thêm dưới bất kỳ hình thức nào, nhằm kiểm soát sự minh bạch tài chính, thu chi của các câu lạc bộ và cái lớn hơn là đảm bảo tính văn hóa, văn minh trong bóng đá, không thể cứ có tiền mới tích cực đá.
Các cổ đông đã thống nhất, sắp tới các quyết định sẽ được ủy quyền cho Hội đồng quản trị, nhưng trên cơ sơ đảm bảo quyền lợi và vì sự phát triển chung cho các câu lạc bộ. Điều kiện Đại hội đề ra sắp tới là sẽ chon một công ty kiểm toán quốc tế để kiểm toán hoạt động tài chính của VPF, nhưng cụ thể là công ty nào sẽ do Hội đồng quản trị lựa chọn 1 trong 4 công ty đang hoạt động ở Việt Nam trong thời gian tới. 1 tuần sau khi đại hội, VPF sẽ công bố kế hoạch hoạt động, tổ chức mùa giải mới, kinh phí chi tiết tới các câu lạc bộ…
Vấn đề “nóng” và được nhiều cổ đông, cũng như nhiều câu lạc bộ quan tâm bàn thảo là việc ứng cử, bầu cử các chức danh vào Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị. Các cổ đông lớn đều đưa ra lý do quá nhiều việc, nên từ chối ứng cử vào chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Ông Nguyễn Đức Kiên, Chủ tịch câu lạc bộ bóng đá Hà Nội bộc bạch: chúng ta đang thực sự làm vì sự đổi mới bóng đá, tôi và các ông bầu khác lúc trao đổi ngoài lề đều từ chối không phải vì trốn tránh, thoái thác trách nhiệm, nhưng vì chúng tôi làm công việc kinh doanh có rất nhiều việc, như thế sẽ không đảm đương tốt cương vị này. Việc thành lập VPF là một sự đổi mới chứ không hề vì quyền lợi một cá nhân nào và không có ý đồ tranh chấp quyền lực với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Vì vậy, việc lựa chọn là do sự cân nhắc kỹ của các cổ đông. Sắp tới chúng tôi sẽ tìm ra các giải pháp tốt nhất.
Đại hội đã đặt ra các quy định cho quy hoạch chiến lược phát triển bóng đá trong thời gian dài sắp tới, đặc biệt ưu tiên cho các cầu thủ trẻ tham gia ở các giải đấu chuyên nghiệp, hạng nhất, siêu cúp và giải trẻ; ngày càng hạn chế cầu thủ ngoại thi đấu nhiều trong 1 trận. Cụ thể như mùa giải 2013 các đội chuyên nghiệp phải có 3 cầu thủ dưới 21 tuổi trong tổng số 30 cầu thủ đăng ký; trước trận đấu phải đăng ký 2 cầu thủ dưới 21 tuổi trong tổng số 20 đăng ký tham gia trận đấu.
Ngoài ra, điều lệ còn quy định nhiều điều khoản bắt buộc các câu lạc bộ phải có bao nhiêu đội hình trẻ thi đấu trong mùa giải; các chế tài xử phạt các đội vi phạm; quy định giấy phép hành nghề; tên gọi các câu lạc bộ, nhà tài trợ; khuyến khích các câu lạc bộ tạo nguồn vận động viên trẻ; thu hút người Việt Nam về nước và tất cả với mục đích ngày càng kiểm soát chặt môi trường bóng đá, thu hút đông đảo người hâm mộ.
Về quy định tài chính, từ năm 2014 các câu lạc bộ thi đấu giải vô địch quốc gia phải có 40 tỷ đồng; đội hạng nhất 25 tỷ đồng. Việc cân đối thu chi phải đảm bảo tính khoa hoc, hợp lý, nếu lượng tiền này không đảm bảo thì có thể bị chuyển hạng thi đấu. Các đội thi đấu chuyên nghiệp sau 2 năm lỗ liên tiếp thì sẽ không được tham gia ở mùa giải sau. Bản quyền truyền hình được phân chia đều giữa câu lạc bộ và VPF.
Đại hội bầu 9 thành viên Hội đồng quản trị; ông Võ Quốc Thắng (Chủ tịch câu lạc bộ Đồng Tâm Long An) giữ chủ tịch Hội đồng quản trị và 3 Phó chủ tịch là ông Lê Hùng Dũng, Nguyễn Đức Kiên và Đoàn Nguyên Đức; Tổng giám đốc VPF là ông Phạm Ngọc Viễn và ông Trần Duy Ly làm Trưởng Ban tổ chức giải V-League 2012./.
Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN/Vietnam+)