Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, có ý kiến về đề xuất của Bộ Tài chính áp mức thuế xuất khẩu 3% cho phôi thép và sản phẩm thép trong nước xuất khẩu.
Lý do mà Bộ Tài chính đưa ra mức áp thuế trên là lợi nhuận ngành thép có được là nhờ “được hưởng lợi từ giá điện thấp khoảng từ 10-15 USD/tấn” tức là khoảng 214.000-321.000 đồng/tấn tùy theo công nghệ tiên tiến hay lạc hậu.
Số liệu trên căn cứ vào giá điện tính đủ để EVN không lỗ là 1.777 đồng/kWh thay vì giá điện bình quân năm 2010 là 1.242 đồng/kWh.
Theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch VSA, trong giá thành sản xuất phôi thép và các sản phẩm thép theo giá điện bình quân năm 2010, giá điện chỉ chiếm từ 0,62% đối với ống thép hàn; 0,77% với thép cán xây dựng; 0,91% với thép lá cán nguội và cao nhất là 5,14% với phôi thép. Còn nếu căn cứ vào giá điện tính đủ để ngành điện không lỗ 1.777đồng/kWh, các tỷ lệ tương ứng là 0,89%, 1,11% , 1,3% và 7,35%.
Với tỷ lệ thấp trong cơ cấu giá thành sản phẩm thép thấp như vậy, nhận định của Bộ Tài chính về lợi nhuận trong sản xuất và xuất khẩu của ngành thép là thiếu chính xác. Trong các sản phẩm thép, tiêu hao điện lớn nhất là sản xuất phôi với bình quân 600 kWh/tấn, còn các sản phẩm khác chỉ tiêu hao từ 100-120 kWh/tấn. Trong khi đó, việc tăng sản xuất phôi trong nước là chủ trương của Nhà nước để giảm bớt phụ thuộc vào phôi nhập khẩu từ nước ngoài, chứ không nhằm mục tiêu xuất khẩu phôi.
Ông Cường khẳng định với thực tế hiện nay Việt Nam chỉ nhập khẩu phôi thép, thép phế và một số loại sản phẩm thép đặc biệt trong nước chưa sản xuất được, trong khi thép xây dựng lại thừa, việc xuất khẩu các sản phẩm thép, nhất là thép xây dựng là cấp thiết nhằm giảm nhập siêu tự nhiên cho ngành thép.
Thống kê của Tổng Cục Hải Quan cho thấy tổng số nguyên liệu và sản phẩm thép nhập khẩu vào Việt Nam năm 2010 là 10.980.741 tấn với tổng kim ngạch là hơn 7 tỷ USD. Tổng lượng thép xuất khẩu và tái xuất khẩu năm 2010 là 1.420.209 tấn với tổng kim ngạch là 1,17 tỷ USD. Như vậy, nhập siêu của ngành thép năm 2010 là khoảng 6 tỷ USD.
Thực tế cho thấy, các nước trong khu vực ASEAN, Trung Quốc đều đang áp dụng các chính sách hỗ trợ xuất khẩu. Trong khi đó, Việt Nam là nước mới tham gia thị trường xuất khẩu thép, tính cạnh tranh về giá thành còn thấp, nếu đánh thuế xuất khẩu vào thép sẽ giảm khả năng xuất khẩu, sản phẩm thép sẽ chủ yếu bán trong nước lượng dư thừa sẽ trầm trọng hơn. Hơn thế, việc thay đổi mức thuế xuất khẩu sẽ làm các doanh nghiệp thép không ổn định được kế hoạch sản xuất kinh doanh và làm nản lòng các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào ngành thép./.
Lý do mà Bộ Tài chính đưa ra mức áp thuế trên là lợi nhuận ngành thép có được là nhờ “được hưởng lợi từ giá điện thấp khoảng từ 10-15 USD/tấn” tức là khoảng 214.000-321.000 đồng/tấn tùy theo công nghệ tiên tiến hay lạc hậu.
Số liệu trên căn cứ vào giá điện tính đủ để EVN không lỗ là 1.777 đồng/kWh thay vì giá điện bình quân năm 2010 là 1.242 đồng/kWh.
Theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch VSA, trong giá thành sản xuất phôi thép và các sản phẩm thép theo giá điện bình quân năm 2010, giá điện chỉ chiếm từ 0,62% đối với ống thép hàn; 0,77% với thép cán xây dựng; 0,91% với thép lá cán nguội và cao nhất là 5,14% với phôi thép. Còn nếu căn cứ vào giá điện tính đủ để ngành điện không lỗ 1.777đồng/kWh, các tỷ lệ tương ứng là 0,89%, 1,11% , 1,3% và 7,35%.
Với tỷ lệ thấp trong cơ cấu giá thành sản phẩm thép thấp như vậy, nhận định của Bộ Tài chính về lợi nhuận trong sản xuất và xuất khẩu của ngành thép là thiếu chính xác. Trong các sản phẩm thép, tiêu hao điện lớn nhất là sản xuất phôi với bình quân 600 kWh/tấn, còn các sản phẩm khác chỉ tiêu hao từ 100-120 kWh/tấn. Trong khi đó, việc tăng sản xuất phôi trong nước là chủ trương của Nhà nước để giảm bớt phụ thuộc vào phôi nhập khẩu từ nước ngoài, chứ không nhằm mục tiêu xuất khẩu phôi.
Ông Cường khẳng định với thực tế hiện nay Việt Nam chỉ nhập khẩu phôi thép, thép phế và một số loại sản phẩm thép đặc biệt trong nước chưa sản xuất được, trong khi thép xây dựng lại thừa, việc xuất khẩu các sản phẩm thép, nhất là thép xây dựng là cấp thiết nhằm giảm nhập siêu tự nhiên cho ngành thép.
Thống kê của Tổng Cục Hải Quan cho thấy tổng số nguyên liệu và sản phẩm thép nhập khẩu vào Việt Nam năm 2010 là 10.980.741 tấn với tổng kim ngạch là hơn 7 tỷ USD. Tổng lượng thép xuất khẩu và tái xuất khẩu năm 2010 là 1.420.209 tấn với tổng kim ngạch là 1,17 tỷ USD. Như vậy, nhập siêu của ngành thép năm 2010 là khoảng 6 tỷ USD.
Thực tế cho thấy, các nước trong khu vực ASEAN, Trung Quốc đều đang áp dụng các chính sách hỗ trợ xuất khẩu. Trong khi đó, Việt Nam là nước mới tham gia thị trường xuất khẩu thép, tính cạnh tranh về giá thành còn thấp, nếu đánh thuế xuất khẩu vào thép sẽ giảm khả năng xuất khẩu, sản phẩm thép sẽ chủ yếu bán trong nước lượng dư thừa sẽ trầm trọng hơn. Hơn thế, việc thay đổi mức thuế xuất khẩu sẽ làm các doanh nghiệp thép không ổn định được kế hoạch sản xuất kinh doanh và làm nản lòng các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào ngành thép./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)