Vừa qua một số cơ quan thông tin phản ánh về việc 18 bệnh nhi đồng loạt sốt sau khi tiêm kháng sinh ở Bệnh viện đa khoa Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, vào chiều 21/4, gây xôn xao dư luận địa phương.
Sau khi nhận được thông tin, ngày 27/4, Đoàn kiểm tra chuyên môn của Sở Y tế Thái Nguyên đã tiến hành kiểm tra, giám sát trực tiếp tại Khoa nhi-truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa huyện Đại Từ và thống nhất cho rằng, diễn biến của các bệnh nhi ở Bệnh viện đa khoa huyện Đại Từ ngày 21/4 không phải do hiện tượng phản ứng (dị ứng) thuốc; các thuốc tiêm được pha chế theo đúng hướng dẫn, tiêm đúng quy trình kỹ thuật...
Thạc sỹ Đào Văn Soạn, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Đại Từ cho biết, hiện hầu hết các bệnh nhân bị sốt sau khi tiêm kháng sinh đã ra viện với các xét nghiệm y tế cho kết quả bình thường, các triệu chứng bệnh so với khi nhập viện đã khỏi hẳn, sức khỏe tiến triển tốt, không có chuyện nhầm thuốc hay sai sót trong thực hiện chuyên môn trong điều trị đối với các cháu.
Việc nhiều bệnh nhi sốt sau khi tiêm kháng sinh có thể do yếu tố thời tiết bởi chiều hôm đó (21/4) biến động mạnh khi xuất hiện gió mùa, trời nổi gió mạnh, đang nắng chuyển sang rét. Theo chu kỳ hàng năm, đây cũng là thời điểm có nhiều bệnh nhi nhập viện do mắc các bệnh về đường hô hấp.
Vào khoảng 16 giờ 30 ngày 21/4, sau khi được tiêm thuốc, 18 bệnh nhân có độ tuổi từ 3 tháng đến 4 tuổi, hầu hết đang điều trị bệnh viêm phổi tại Khoa nhi - Bệnh viện đa khoa huyện Đại Từ lên cơn sốt, có một số bệnh nhân bị co giật tím tái.
Ngay sau đó, Bệnh viện đã huy động các y, bác sĩ cấp cứu kịp thời và chỉ sau khoảng 2 giờ đồng hồ sức khỏe của các cháu đã dẫn ổn định. Kiểm tra thực tế, 18 bệnh nhân này có sử dụng 5 loại kháng sinh: Sultasin, Cefazidim, Cefotaxim, Ampixilin, Gentamicin. Trước khi tiêm kháng sinh, các cháu đã được thử phản ứng và không có trường hợp nào dị ứng thuốc.
Sau khi bị sốt sau khi tiêm vào chiều 21/4, tất cả các thuốc trên vẫn được tiếp tục sử dụng và không xảy ra hiện tượng khác thường; các loại thuốc dùng theo đường uống trước và sau khi có diễn biến ở 18 bệnh nhi đều không có phản ứng gì; vỏ thuốc tiêm sử dụng cho các cháu ngày 21/4 đều trùng với số lô sản xuất của các lọ thuốc dùng trước và sau khi có hiện tượng sốt xảy ra.
Cơ quan chuyên môn tiếp tục tìm hiểu để đưa ra kết luận chính thức về hiện tượng bất thường này./.
Sau khi nhận được thông tin, ngày 27/4, Đoàn kiểm tra chuyên môn của Sở Y tế Thái Nguyên đã tiến hành kiểm tra, giám sát trực tiếp tại Khoa nhi-truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa huyện Đại Từ và thống nhất cho rằng, diễn biến của các bệnh nhi ở Bệnh viện đa khoa huyện Đại Từ ngày 21/4 không phải do hiện tượng phản ứng (dị ứng) thuốc; các thuốc tiêm được pha chế theo đúng hướng dẫn, tiêm đúng quy trình kỹ thuật...
Thạc sỹ Đào Văn Soạn, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Đại Từ cho biết, hiện hầu hết các bệnh nhân bị sốt sau khi tiêm kháng sinh đã ra viện với các xét nghiệm y tế cho kết quả bình thường, các triệu chứng bệnh so với khi nhập viện đã khỏi hẳn, sức khỏe tiến triển tốt, không có chuyện nhầm thuốc hay sai sót trong thực hiện chuyên môn trong điều trị đối với các cháu.
Việc nhiều bệnh nhi sốt sau khi tiêm kháng sinh có thể do yếu tố thời tiết bởi chiều hôm đó (21/4) biến động mạnh khi xuất hiện gió mùa, trời nổi gió mạnh, đang nắng chuyển sang rét. Theo chu kỳ hàng năm, đây cũng là thời điểm có nhiều bệnh nhi nhập viện do mắc các bệnh về đường hô hấp.
Vào khoảng 16 giờ 30 ngày 21/4, sau khi được tiêm thuốc, 18 bệnh nhân có độ tuổi từ 3 tháng đến 4 tuổi, hầu hết đang điều trị bệnh viêm phổi tại Khoa nhi - Bệnh viện đa khoa huyện Đại Từ lên cơn sốt, có một số bệnh nhân bị co giật tím tái.
Ngay sau đó, Bệnh viện đã huy động các y, bác sĩ cấp cứu kịp thời và chỉ sau khoảng 2 giờ đồng hồ sức khỏe của các cháu đã dẫn ổn định. Kiểm tra thực tế, 18 bệnh nhân này có sử dụng 5 loại kháng sinh: Sultasin, Cefazidim, Cefotaxim, Ampixilin, Gentamicin. Trước khi tiêm kháng sinh, các cháu đã được thử phản ứng và không có trường hợp nào dị ứng thuốc.
Sau khi bị sốt sau khi tiêm vào chiều 21/4, tất cả các thuốc trên vẫn được tiếp tục sử dụng và không xảy ra hiện tượng khác thường; các loại thuốc dùng theo đường uống trước và sau khi có diễn biến ở 18 bệnh nhi đều không có phản ứng gì; vỏ thuốc tiêm sử dụng cho các cháu ngày 21/4 đều trùng với số lô sản xuất của các lọ thuốc dùng trước và sau khi có hiện tượng sốt xảy ra.
Cơ quan chuyên môn tiếp tục tìm hiểu để đưa ra kết luận chính thức về hiện tượng bất thường này./.
Hoàng Thảo Nguyên (TTXVN/Vietnam+)