Lần thứ hai tổ chức, Festival Cầu Long Biên diễn ra vào hai ngày 20 và 21/11 tới đây sẽ dày đặc các chương trình nghệ thuật trên cây cầu lịch sử với hai chiều được gọi tên Ký ức và Ước mơ.
Theo như kịch bản Ban tổ chức Festival Cầu Long Biên 2010, danh sách mục Triển lãm đã lên tới gần chục. Cánh nhà báo được phen hoa mắt trước mười bảy đầu mục chương trình nghệ thuật chỉ diễn ra vỏn vẹn trong hai ngày.
Festival của các... triển lãm?
Sáng ngày 20/11, màn múa Rồng, trống và võ dân tộc khai mạc Festival lần này sẽ đưa người dân cùng trở về với những ký ức xưa. Bảy mươi sinh viên trong trang phục áo dài trắng sẽ thả bảy mươi chim bồ câu và bóng bay thể hiện ước mơ về hòa bình và tình hữu nghị với khách mời là lãnh đạo nhà nước, đại sứ quán 70 quốc gia tại Hà Nội và nhân dân Thủ đô...
Cùng lúc đó, các nhân vật hóa trang truyền thuyết, cổ tích như Sơn Tinh-Thủy Tinh, Thánh Gióng, Thạch Sanh, Tấm Cám... sẽ cùng đoàn người đi bộ “vì hòa bình” một vòng hướng cầu Hà Nội-Gia Lâm-Hà Nội.
Bà con nông dân huyện Quốc Oai năm nay đảm trách phần biểu diễn của nhà nông về văn minh lúa nước. Người dân Thủ đô sẽ được tận mắt tìm hiểu các công đoạn làm lúa, gieo mạ, giã gạo, làm diều sáo... trong ngôi nhà đặc trưng vùng đồng bằng Bắc bộ với các dụng cụ như cày, bừa, liềm, rơm rạ...
Bên cạnh đó còn có nhiều hoạt động nghệ thuật diễn ra liên tục trong hai ngày Festival. Triển lãm Xưa và Nay là những bức ảnh quý về Hà Nội và cầu Long Biên đã cùng nhau trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Và, đây hẳn là lần đầu tiên có Triển lãm quốc kỳ 70 quốc gia có Đại sứ quán tại Hà Nội.
Công chúng cũng sẽ được tham gia vào Triển lãm 10 thế kỷ của Hà Nội; Triển lãm tranh ước mơ của trẻ em khuyết tật và trẻ em nạn nhân chất độc da cam; Triển lãm về môi trường “Vì một hành tinh Xanh-Cho ngàn năm Xanh mãi”; Triển lãm diều sáo đồng bằng Bắc bộ và Chụp ảnh quyên góp cho đồng bào miền Trung...
Kết thúc ngày lễ hội đầu tiên sẽ là Đêm nhạc trẻ gây quỹ ủng hộ đồng bào lũ lụt với sự trình diễn của các ca sĩ và nghệ sĩ đến từ Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam.
Như vậy, với số lượng các Triển lãm dày đặc như vậy Ban tổ chức cần sắp xếp sao cho khoa học, vừa thu hút sự quan tâm của công chúng vừa đảm bảo tính an toàn và có ý nghĩa vì đây là lễ hội đường phố.
Và, rút kinh nghiệm từ lần tổ chức trước, năm nay trên 50 gian hàng giới thiệu về du lịch, ẩm thực ba miền của Việt Nam và thế giới, nơi tạo không gian giao lưu văn hóa ẩm thực sẽ được đẩy hết sang bên đầu cầu phía Gia Lâm, tại khuôn viên vườn hoa Gia Lâm.
Ban tổ chức cho biết, biện pháp này nhằm tránh tình trạng lộn xộn và xả rác vô tư do người tham gia lễ hội nghỉ chân ở các gánh hàng rong xưa ngay trên cầu như Festival năm ngoái.
Vũ điệu các châu lục
Đêm nghệ thuật Festival Cầu Long Biên 2010 tường thuật truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam diễn ra trên sân khấu ngoài trời bên đầu cầu Long Biên-Hoàn Kiếm tối ngày 21/11 là sự kiện khép lại lễ hội Cầu Long Biên năm nay.
Được biết, đêm bế mạc ban nhạc 24 cây accordeon của Học viện Âm nhạc quốc gia việt Nam sẽ biểu diễn tác phẩm đặc biệt dành riêng cho Festival năm nay của nhà soạn nhạc Pháp Christophe Hache mang tên “Trên cây cầu Long Biên.”
Bên cạnh đó, các nhân vật trong truyền thuyết, sự tích như Sơn Tinh-Thủy Tinh, Tấm Cám, Chú Cuội được tái hiện trong hoạt cảnh “Hồng hoang.” Còn ca nương Bạch Vân lại thể hiện bài “Chiếu dời đô” bằng hình thức ca trù.
Không chỉ có màu sắc cổ xưa, màn trình diễn của các thí sinh đoạt giải trong cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt cùng phần Vũ điệu các châu lục do nghệ sĩ múa người Pháp Sonia và các vũ công trường múa Việt Nam thể hiện sẽ mang đến màu sắc tươi tắn và sôi động cho đêm Bế mạc.
Màn bắn pháo bông dân gian sẽ khép lại toàn bộ Festival Cầu Long Biên 2010 - một sự kiện được coi là chào mừng thành công của Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội vừa diễn ra cách đây không lâu./.
Theo như kịch bản Ban tổ chức Festival Cầu Long Biên 2010, danh sách mục Triển lãm đã lên tới gần chục. Cánh nhà báo được phen hoa mắt trước mười bảy đầu mục chương trình nghệ thuật chỉ diễn ra vỏn vẹn trong hai ngày.
Festival của các... triển lãm?
Sáng ngày 20/11, màn múa Rồng, trống và võ dân tộc khai mạc Festival lần này sẽ đưa người dân cùng trở về với những ký ức xưa. Bảy mươi sinh viên trong trang phục áo dài trắng sẽ thả bảy mươi chim bồ câu và bóng bay thể hiện ước mơ về hòa bình và tình hữu nghị với khách mời là lãnh đạo nhà nước, đại sứ quán 70 quốc gia tại Hà Nội và nhân dân Thủ đô...
Cùng lúc đó, các nhân vật hóa trang truyền thuyết, cổ tích như Sơn Tinh-Thủy Tinh, Thánh Gióng, Thạch Sanh, Tấm Cám... sẽ cùng đoàn người đi bộ “vì hòa bình” một vòng hướng cầu Hà Nội-Gia Lâm-Hà Nội.
Bà con nông dân huyện Quốc Oai năm nay đảm trách phần biểu diễn của nhà nông về văn minh lúa nước. Người dân Thủ đô sẽ được tận mắt tìm hiểu các công đoạn làm lúa, gieo mạ, giã gạo, làm diều sáo... trong ngôi nhà đặc trưng vùng đồng bằng Bắc bộ với các dụng cụ như cày, bừa, liềm, rơm rạ...
Bên cạnh đó còn có nhiều hoạt động nghệ thuật diễn ra liên tục trong hai ngày Festival. Triển lãm Xưa và Nay là những bức ảnh quý về Hà Nội và cầu Long Biên đã cùng nhau trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Và, đây hẳn là lần đầu tiên có Triển lãm quốc kỳ 70 quốc gia có Đại sứ quán tại Hà Nội.
Công chúng cũng sẽ được tham gia vào Triển lãm 10 thế kỷ của Hà Nội; Triển lãm tranh ước mơ của trẻ em khuyết tật và trẻ em nạn nhân chất độc da cam; Triển lãm về môi trường “Vì một hành tinh Xanh-Cho ngàn năm Xanh mãi”; Triển lãm diều sáo đồng bằng Bắc bộ và Chụp ảnh quyên góp cho đồng bào miền Trung...
Kết thúc ngày lễ hội đầu tiên sẽ là Đêm nhạc trẻ gây quỹ ủng hộ đồng bào lũ lụt với sự trình diễn của các ca sĩ và nghệ sĩ đến từ Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam.
Như vậy, với số lượng các Triển lãm dày đặc như vậy Ban tổ chức cần sắp xếp sao cho khoa học, vừa thu hút sự quan tâm của công chúng vừa đảm bảo tính an toàn và có ý nghĩa vì đây là lễ hội đường phố.
Và, rút kinh nghiệm từ lần tổ chức trước, năm nay trên 50 gian hàng giới thiệu về du lịch, ẩm thực ba miền của Việt Nam và thế giới, nơi tạo không gian giao lưu văn hóa ẩm thực sẽ được đẩy hết sang bên đầu cầu phía Gia Lâm, tại khuôn viên vườn hoa Gia Lâm.
Ban tổ chức cho biết, biện pháp này nhằm tránh tình trạng lộn xộn và xả rác vô tư do người tham gia lễ hội nghỉ chân ở các gánh hàng rong xưa ngay trên cầu như Festival năm ngoái.
Vũ điệu các châu lục
Đêm nghệ thuật Festival Cầu Long Biên 2010 tường thuật truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam diễn ra trên sân khấu ngoài trời bên đầu cầu Long Biên-Hoàn Kiếm tối ngày 21/11 là sự kiện khép lại lễ hội Cầu Long Biên năm nay.
Được biết, đêm bế mạc ban nhạc 24 cây accordeon của Học viện Âm nhạc quốc gia việt Nam sẽ biểu diễn tác phẩm đặc biệt dành riêng cho Festival năm nay của nhà soạn nhạc Pháp Christophe Hache mang tên “Trên cây cầu Long Biên.”
Bên cạnh đó, các nhân vật trong truyền thuyết, sự tích như Sơn Tinh-Thủy Tinh, Tấm Cám, Chú Cuội được tái hiện trong hoạt cảnh “Hồng hoang.” Còn ca nương Bạch Vân lại thể hiện bài “Chiếu dời đô” bằng hình thức ca trù.
Không chỉ có màu sắc cổ xưa, màn trình diễn của các thí sinh đoạt giải trong cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt cùng phần Vũ điệu các châu lục do nghệ sĩ múa người Pháp Sonia và các vũ công trường múa Việt Nam thể hiện sẽ mang đến màu sắc tươi tắn và sôi động cho đêm Bế mạc.
Màn bắn pháo bông dân gian sẽ khép lại toàn bộ Festival Cầu Long Biên 2010 - một sự kiện được coi là chào mừng thành công của Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội vừa diễn ra cách đây không lâu./.
Xuân Mai (Vietnam+)