Cảnh sát Mỹ tuyên bố vụ xả súng bừa bãi tại một đền thờ đạo Sikh thuộc địa hạt Milwaukee, bang Wisconsin sáng 5/8 làm 7 người thiệt mạng là một vụ khủng bố nội địa.
Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn thông báo của giới chức địa phương cho biết cảnh sát và các nhân viên Cục Điều tra liên bang (FBI) đang tiếp tục điều tra và xử lý vụ bạo lực đẫm máu này như một vụ khủng bố nội địa.
Theo nguồn tin trên, đối thủ gây ra vụ án chỉ có một và là một nam thanh niên da trắng. Kẻ gây án trang bị 2 khẩu súng và đã bị cảnh sát bắn chết tại chỗ. Viên cảnh sát bị thương nặng trong vụ đấu súng đã thoát khỏi tình trạng hôn mê.
Cộng đồng người theo đạo Sikh trong khu vực đã cực lực lên án vụ thảm sát này, kêu gọi giới chức hữu quan điều tra rõ nguyên nhân vì sao kẻ gây án lại nhắm mục tiêu vào văn hóa của người Sikh. Cộng đồng người Sikh hiện có khoảng 27 triệu người trên khắp thế giới, trong đó có khoảng 300.000 người sống ở Mỹ.
Kể từ sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, các vụ tấn công bạo lực nhằm vào các tín đồ đạo Sikh ở Mỹ có chiều hướng gia tăng khá mạnh, tổng cộng tới hơn 700 vụ. Một số chuyên gia chống tội phạm cho biết một nguyên nhân khiến các vụ bạo lực nhằm vào người theo đạo Sikh tăng là do họ thường bị nhầm lẫn là người Hồi giáo.
[FBI vào cuộc điều tra vụ xả súng ở đền thờ Sikh]
Ngay sau vụ thảm sát ở Wisconsin, giới thực thi luật pháp tại nhiều thành phố, trong đó có New York, đã gia tăng tuần tra tại các khu vực có các đền thờ đạo Sikh. Tổng thống Barack Obama, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Mitt Romney và Thống đốc bang Wisconsin Scott Walker cũng đã lên án vụ thảm sát và gửi lời chia buồn với gia đình các nạn nhân. Đại sứ quán Ấn Độ, quốc gia xuất xứ của đạo Sikh, coi đây là một thảm kịch và đang giữ liên hệ chặt chẽ với Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ và giới chức an ninh địa phương.
Vụ thảm sát trên xảy ra chưa đầy một tháng sau vụ một kẻ vũ trang máu lạnh xả súng vào một rạp chiếu phim ở thành phố Aurora ở bang Colorado khiến 14 người thiệt mạng và 57 người bị thương, khiến cả nước Mỹ bàng hoàng. Vụ thảm sát gây nhiều thương vong nhất này trong lịch sử nước Mỹ đã đưa nước Mỹ bước vào một cuộc tranh cãi bất phân thắng bại về quyền tự do sở hữu súng đạn. Với khoảng 270 triệu khẩu súng các loại đang nằm trong tay người dân, mỗi năm nước Mỹ trung bình có khoảng 30.000 thiệt mạng và bị thương liên quan tới súng đạn./.
Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn thông báo của giới chức địa phương cho biết cảnh sát và các nhân viên Cục Điều tra liên bang (FBI) đang tiếp tục điều tra và xử lý vụ bạo lực đẫm máu này như một vụ khủng bố nội địa.
Theo nguồn tin trên, đối thủ gây ra vụ án chỉ có một và là một nam thanh niên da trắng. Kẻ gây án trang bị 2 khẩu súng và đã bị cảnh sát bắn chết tại chỗ. Viên cảnh sát bị thương nặng trong vụ đấu súng đã thoát khỏi tình trạng hôn mê.
Cộng đồng người theo đạo Sikh trong khu vực đã cực lực lên án vụ thảm sát này, kêu gọi giới chức hữu quan điều tra rõ nguyên nhân vì sao kẻ gây án lại nhắm mục tiêu vào văn hóa của người Sikh. Cộng đồng người Sikh hiện có khoảng 27 triệu người trên khắp thế giới, trong đó có khoảng 300.000 người sống ở Mỹ.
Kể từ sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, các vụ tấn công bạo lực nhằm vào các tín đồ đạo Sikh ở Mỹ có chiều hướng gia tăng khá mạnh, tổng cộng tới hơn 700 vụ. Một số chuyên gia chống tội phạm cho biết một nguyên nhân khiến các vụ bạo lực nhằm vào người theo đạo Sikh tăng là do họ thường bị nhầm lẫn là người Hồi giáo.
[FBI vào cuộc điều tra vụ xả súng ở đền thờ Sikh]
Ngay sau vụ thảm sát ở Wisconsin, giới thực thi luật pháp tại nhiều thành phố, trong đó có New York, đã gia tăng tuần tra tại các khu vực có các đền thờ đạo Sikh. Tổng thống Barack Obama, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Mitt Romney và Thống đốc bang Wisconsin Scott Walker cũng đã lên án vụ thảm sát và gửi lời chia buồn với gia đình các nạn nhân. Đại sứ quán Ấn Độ, quốc gia xuất xứ của đạo Sikh, coi đây là một thảm kịch và đang giữ liên hệ chặt chẽ với Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ và giới chức an ninh địa phương.
Vụ thảm sát trên xảy ra chưa đầy một tháng sau vụ một kẻ vũ trang máu lạnh xả súng vào một rạp chiếu phim ở thành phố Aurora ở bang Colorado khiến 14 người thiệt mạng và 57 người bị thương, khiến cả nước Mỹ bàng hoàng. Vụ thảm sát gây nhiều thương vong nhất này trong lịch sử nước Mỹ đã đưa nước Mỹ bước vào một cuộc tranh cãi bất phân thắng bại về quyền tự do sở hữu súng đạn. Với khoảng 270 triệu khẩu súng các loại đang nằm trong tay người dân, mỗi năm nước Mỹ trung bình có khoảng 30.000 thiệt mạng và bị thương liên quan tới súng đạn./.
(TTXVN)