"Cũng như nhiều người dân Bỉ, Vua Albert có tâm trạng thất vọng với cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay," ông Pierre-Yves Monette, nguyên cố vấn của Nhà Vua Bỉ phát biểu trên kênh truyền hình RTL-TVi.
Ông nói thêm: "Sau 500 ngày đêm, Nhà Vua đã thấy rằng như vậy là quá đủ." Tuy nhiên ông cũng khẳng định, điều này không hàm ý Nhà Vua sẽ thoái vị.
Nguyên cố vấn Pierre-Yves đã so sánh tình hình hiện nay với các cuộc khủng hoảng chính trị trong các thập kỷ 70 và 80. Ông phát biểu: "Đức Vua Boudewijn vào thời kỳ đó cũng rất buồn chán về sự bế tắc chính trị. Đấy là một bí mật với công chúng. Tuy nhiên, Ngài không buồn chán với cương vị là Đức Vua của thần dân Bỉ. Ngài chỉ buồn khi nhìn thấy vương quốc của mình không có được sự ổn định chính trị."
Ông Monette nhận định: "Cũng như nhiều người yêu nước khác, Vua Albert cho rằng gần 500 ngày thương thuyết và thảo luận là quá đủ rồi. Tuy nhiên, bạn phải phân biệt rõ hai việc buồn chán với cuộc khủng hoảng và cân nhắc việc thoái vị. Theo đánh giá của tôi, Đức Vua không hề có ý định từ bỏ ngai vàng."
Trong lúc này, tiến trình thương thuyết thành lập chính phủ lại có nguy cơ vấp phải bế tắc về vấn đề Địa hạt Bầu cử vùng thủ đô và phụ cận bao gồm Brussels, Halle và Vilvoorde (BHV).
Mặc dù trước đó, các bên đã đạt được thỏa thuận về nguyên tắc việc phân chia Địa hạt Bầu cử BHV, tuy nhiên, một loạt các vấn đề "chi tiết" của thỏa thuận này lại được các chính đảng thuộc phái sử dụng tiếng Pháp và phái sử dụng tiếng Hà Lan diễn giải khác nhau.
Vấn đề tranh cãi hiện nay là liệu cộng đồng Pháp ngữ có được quyền bổ nhiệm thẩm phán, và số lượng là bao nhiêu tại hai địa hạt sử dụng tiếng Hà Lan là Halle và Vilvoorde?
Vấn đề tiếp là cư dân Pháp ngữ sinh sống tại 6 tiểu khu của vùng nói tiếng Hà Lan ngoại vi Thủ đô có được quyền bảo hộ bởi tòa án sử dụng Pháp ngữ tại Thủ đô Brussels hay không?
Ông nói thêm: "Sau 500 ngày đêm, Nhà Vua đã thấy rằng như vậy là quá đủ." Tuy nhiên ông cũng khẳng định, điều này không hàm ý Nhà Vua sẽ thoái vị.
Nguyên cố vấn Pierre-Yves đã so sánh tình hình hiện nay với các cuộc khủng hoảng chính trị trong các thập kỷ 70 và 80. Ông phát biểu: "Đức Vua Boudewijn vào thời kỳ đó cũng rất buồn chán về sự bế tắc chính trị. Đấy là một bí mật với công chúng. Tuy nhiên, Ngài không buồn chán với cương vị là Đức Vua của thần dân Bỉ. Ngài chỉ buồn khi nhìn thấy vương quốc của mình không có được sự ổn định chính trị."
Ông Monette nhận định: "Cũng như nhiều người yêu nước khác, Vua Albert cho rằng gần 500 ngày thương thuyết và thảo luận là quá đủ rồi. Tuy nhiên, bạn phải phân biệt rõ hai việc buồn chán với cuộc khủng hoảng và cân nhắc việc thoái vị. Theo đánh giá của tôi, Đức Vua không hề có ý định từ bỏ ngai vàng."
Trong lúc này, tiến trình thương thuyết thành lập chính phủ lại có nguy cơ vấp phải bế tắc về vấn đề Địa hạt Bầu cử vùng thủ đô và phụ cận bao gồm Brussels, Halle và Vilvoorde (BHV).
Mặc dù trước đó, các bên đã đạt được thỏa thuận về nguyên tắc việc phân chia Địa hạt Bầu cử BHV, tuy nhiên, một loạt các vấn đề "chi tiết" của thỏa thuận này lại được các chính đảng thuộc phái sử dụng tiếng Pháp và phái sử dụng tiếng Hà Lan diễn giải khác nhau.
Vấn đề tranh cãi hiện nay là liệu cộng đồng Pháp ngữ có được quyền bổ nhiệm thẩm phán, và số lượng là bao nhiêu tại hai địa hạt sử dụng tiếng Hà Lan là Halle và Vilvoorde?
Vấn đề tiếp là cư dân Pháp ngữ sinh sống tại 6 tiểu khu của vùng nói tiếng Hà Lan ngoại vi Thủ đô có được quyền bảo hộ bởi tòa án sử dụng Pháp ngữ tại Thủ đô Brussels hay không?
Thái Vân/Brussels (Vietnam+)