Sau hai phiên giảm sâu, ngày 10/8 trên thị trường châu Á, giá dầu đã lấy lại đà đi lên theo sau xu hướng tăng điểm trên các thị trường chứng khoán và quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục giữ lãi suất ở các mức siêu thấp trong hai năm nữa.
Tại Sàn giao dịch điện tử Singapore phiên giao dịch buổi chiều, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 9/2011 tăng 2,42 USD lên 81,72 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc tăng 2,3 USD lên 104,87 USD/thùng.
Trước đó, trong phiên 9/8, giá dầu thế giới tiếp tục giảm sâu sau khi FED đưa ra dự báo ảm đạm về nền kinh tế Mỹ. Tại New York kết thúc phiên giao dịch, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 9/2011 giảm 2,01 USD so với phiên 8/8 xuống 79,30 USD/thùng; còn tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ giảm 1,17 USD xuống 102,57 USD/thùng, sau khi có lúc rơi xuống 98,76 USD/thùng -mức thấp nhất kể từ ngày 8/2.
Trong tuyên bố sau khi kết thúc cuộc họp ở Washington, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang nhận định kinh tế Mỹ từ đầu năm đến nay tăng trưởng với tốc độ yếu hơn đáng kể so với dự kiến, trong khi những nguy cơ suy giảm đối với triển vọng kinh tế vẫn gia tăng.
Điều này đã dấy lên những lo ngại về triển vọng nhu cầu của nước tiêu thụ nhiều nhiên liệu lớn nhất thế giới. John Kilduff thuộc Again Capital, nhận xét những đánh giá của FED về nền kinh tế làm tăng thêm nỗi lo trên các thị trường vốn đang quan ngại về triển vọng nhu cầu từ nay đến cuối năm.
Tuy nhiên, việc FED quyết định giữ nguyên mức lãi suất 0-0,25%, và cho rằng các điều kiện kinh tế có thể sẽ cần tới mức lãi suất siêu thấp này trong ít nhất từ nay đến giữa năm 2013, lại giúp trấn an những nhà đầu tư đang lo ngại nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể lâm vào suy thoái, đồng thời có tác dụng kích thích thị trường, nhất là các thị trường chứng khoán, vốn bị lao dốc sau khi Standard & Poor's quyết định hạ mức xếp hạng tín dụng của Mỹ.
Victorr Shum, nhà quản lý của công ty tư vấn năng lượng Purvin and Gertz ở Singapore, cho biết đà tăng trên các thị trường chứng khoán châu Á ngày 10/8 đã kéo giá dầu tăng theo. Ông nói: "Việc FED quyết định giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục trong hai năm nữa đã giúp các thị trường chứng khoán tăng điểm và cũng thúc đẩy làn sóng mua vào các hợp đồng dầu mỏ kỳ hạn."
Kể từ tháng 5/2011 đến nay, giá dầu đã giảm khoảng 30% nhưng đang trở lại các mức của tháng 1, thời điểm trước khi tình trạng rối loạn chính trị nổ ra ở Trung Đông và Bắc Phi, đe dọa làm gián đoạn nguồn cung từ khu vực giàu dầu mỏ này.
Một số nhà phân tích dự đoán giá dầu thô sẽ tiếp tục giảm sâu trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng giảm sút do tăng trưởng kinh tế trì trệ của các nước phát triển.
Theo công ty tư vấn năng lượng Ritterbusch and Associates, các động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy yếu, vốn là nguyên nhân khiến giá dầu giảm mạnh trong vài tuần qua, vẫn có sức ảnh hưởng lớn và có khả năng đẩy giá nhiên liệu này xuống 70-75 USD/thùng.
Ngày 9/8, Tổ chức các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã hạ dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu năm 2011 xuống 88,14 triệu thùng/ngày, từ mức 88,18 triệu thùng/ngày đưa ra trước đây, đồng thời cũng hạ dự báo đối với năm 2012 từ 89,5 USD/thùng xuống 89,44 USD/thùng, viện dẫn những lo ngại về sức khỏe "kinh tế" của các nước phát triển./.
Tại Sàn giao dịch điện tử Singapore phiên giao dịch buổi chiều, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 9/2011 tăng 2,42 USD lên 81,72 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc tăng 2,3 USD lên 104,87 USD/thùng.
Trước đó, trong phiên 9/8, giá dầu thế giới tiếp tục giảm sâu sau khi FED đưa ra dự báo ảm đạm về nền kinh tế Mỹ. Tại New York kết thúc phiên giao dịch, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 9/2011 giảm 2,01 USD so với phiên 8/8 xuống 79,30 USD/thùng; còn tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ giảm 1,17 USD xuống 102,57 USD/thùng, sau khi có lúc rơi xuống 98,76 USD/thùng -mức thấp nhất kể từ ngày 8/2.
Trong tuyên bố sau khi kết thúc cuộc họp ở Washington, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang nhận định kinh tế Mỹ từ đầu năm đến nay tăng trưởng với tốc độ yếu hơn đáng kể so với dự kiến, trong khi những nguy cơ suy giảm đối với triển vọng kinh tế vẫn gia tăng.
Điều này đã dấy lên những lo ngại về triển vọng nhu cầu của nước tiêu thụ nhiều nhiên liệu lớn nhất thế giới. John Kilduff thuộc Again Capital, nhận xét những đánh giá của FED về nền kinh tế làm tăng thêm nỗi lo trên các thị trường vốn đang quan ngại về triển vọng nhu cầu từ nay đến cuối năm.
Tuy nhiên, việc FED quyết định giữ nguyên mức lãi suất 0-0,25%, và cho rằng các điều kiện kinh tế có thể sẽ cần tới mức lãi suất siêu thấp này trong ít nhất từ nay đến giữa năm 2013, lại giúp trấn an những nhà đầu tư đang lo ngại nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể lâm vào suy thoái, đồng thời có tác dụng kích thích thị trường, nhất là các thị trường chứng khoán, vốn bị lao dốc sau khi Standard & Poor's quyết định hạ mức xếp hạng tín dụng của Mỹ.
Victorr Shum, nhà quản lý của công ty tư vấn năng lượng Purvin and Gertz ở Singapore, cho biết đà tăng trên các thị trường chứng khoán châu Á ngày 10/8 đã kéo giá dầu tăng theo. Ông nói: "Việc FED quyết định giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục trong hai năm nữa đã giúp các thị trường chứng khoán tăng điểm và cũng thúc đẩy làn sóng mua vào các hợp đồng dầu mỏ kỳ hạn."
Kể từ tháng 5/2011 đến nay, giá dầu đã giảm khoảng 30% nhưng đang trở lại các mức của tháng 1, thời điểm trước khi tình trạng rối loạn chính trị nổ ra ở Trung Đông và Bắc Phi, đe dọa làm gián đoạn nguồn cung từ khu vực giàu dầu mỏ này.
Một số nhà phân tích dự đoán giá dầu thô sẽ tiếp tục giảm sâu trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng giảm sút do tăng trưởng kinh tế trì trệ của các nước phát triển.
Theo công ty tư vấn năng lượng Ritterbusch and Associates, các động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy yếu, vốn là nguyên nhân khiến giá dầu giảm mạnh trong vài tuần qua, vẫn có sức ảnh hưởng lớn và có khả năng đẩy giá nhiên liệu này xuống 70-75 USD/thùng.
Ngày 9/8, Tổ chức các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã hạ dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu năm 2011 xuống 88,14 triệu thùng/ngày, từ mức 88,18 triệu thùng/ngày đưa ra trước đây, đồng thời cũng hạ dự báo đối với năm 2012 từ 89,5 USD/thùng xuống 89,44 USD/thùng, viện dẫn những lo ngại về sức khỏe "kinh tế" của các nước phát triển./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)