Ông Nguyễn Văn Đấu, Phó giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau cho biết hiện tại nhiều đàn lợn rừng đang sinh sống và phát triển trong rừng sâu.
Ông Đấu cho biết hiện chưa rõ chính xác số lượng lợn rừng ở vườn, nhưng nếu căn cứ vào dấu vết để lại thì số lợn rừng ở đây khá nhiều.
Nhiều lão nông ở rừng tràm cho biết cách đây 50-60 năm, lợn rừng ở rừng tràm nhiều vô kể, nhưng từ năm 1975 đến nay, lợn rừng ít dần. Lý do một phần do quản lý không tốt, năm nào cũng bị cháy, cộng với việc người dân dùng mọi hình thức săn bắt.
Thời gian gần đây, công tác quản lý rừng tốt hơn, chính quyền địa phương cũng đã có chỉ thị nghiêm cấm săn bắt, vận chuyển, mua bán động vật hoang dã quý hiếm, trong đó có lợn rừng.
Tuy nhiên, tình trạng dùng lưới, câu, bẫy để bắt lợn rừng trong Vườn Quốc gia U Minh Hạ vẫn diễn ra. Cụ thể, trong tuần qua, hai con lợn rừng có trọng lượng 50kg đã chết trong rừng do mắc bẫy./.
Ông Đấu cho biết hiện chưa rõ chính xác số lượng lợn rừng ở vườn, nhưng nếu căn cứ vào dấu vết để lại thì số lợn rừng ở đây khá nhiều.
Nhiều lão nông ở rừng tràm cho biết cách đây 50-60 năm, lợn rừng ở rừng tràm nhiều vô kể, nhưng từ năm 1975 đến nay, lợn rừng ít dần. Lý do một phần do quản lý không tốt, năm nào cũng bị cháy, cộng với việc người dân dùng mọi hình thức săn bắt.
Thời gian gần đây, công tác quản lý rừng tốt hơn, chính quyền địa phương cũng đã có chỉ thị nghiêm cấm săn bắt, vận chuyển, mua bán động vật hoang dã quý hiếm, trong đó có lợn rừng.
Tuy nhiên, tình trạng dùng lưới, câu, bẫy để bắt lợn rừng trong Vườn Quốc gia U Minh Hạ vẫn diễn ra. Cụ thể, trong tuần qua, hai con lợn rừng có trọng lượng 50kg đã chết trong rừng do mắc bẫy./.
Trần Thành Nên (TTXVN/Vietnam+)