Ngày 18/6, Ngân hàng Thế giới (WB) khẳng định khoảng cách giới trong giáo dục và y tế ở Đông Á-Thái Bình Dương đã được thu hẹp, nhưng bất bình đẳng giới trong việc tiếp cận các cơ hội kinh tế cũng như trong vai trò và ảnh hưởng xã hội vẫn lớn.
WB công bố một nghiên cứu về bình đẳng giới ở Đông Á-Thái Bình Dương, trong đó kêu gọi khu vực này thúc đẩy các chính sách tích cực hơn nữa để thu hẹp bất bình đẳng giới nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Theo WB, việc loại trừ được sự bất bình đẳng về cơ hội kinh tế có thể làm tăng năng suất lao động trong khu vực từ 7-18%, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói nghèo. Mặc dù sự tham gia của phụ nữ vào các thị trường lao động ở Đông Á-Thái Bình Dương đã cao hơn so với các khu vực đang phát triển khác, nhưng tiến bộ trong lĩnh vực này vẫn chưa đồng đều.
WB cam kết hỗ trợ các nước khắc phục những hạn chế mà phụ nữ trong khu vực đang phải đối mặt để giành quyền tiếp cận các cơ hội kinh tế như tăng cường các kỹ năng tiếp cận thị trường, tiếp cận các nguồn vốn cũng như tăng cường vai trò của phụ nữ trong xã hội.
Nghiên cứu của WB nhấn mạnh Đông Á-Thái Bình Dương rộng lớn và đa dạng với sự khác biệt lớn về tiến bộ kinh tế và xã hội. Vì vậy, khu vực này cần thúc đẩy hành động chính sách trong 4 lĩnh vực ưu tiên, gồm: thúc đẩy bình đẳng giới trong phát triển nguồn nhân lực do khoảng cách giới trong giáo dục và y tế vẫn còn lớn; thu hẹp khoảng cách giới về tiếp cận các cơ hội kinh tế dựa trên nền tảng bình đẳng và hiệu quả; tăng cường tiếng nói và ảnh hưởng của phụ nữ, bảo vệ phụ nữ khỏi bị bạo hành; nuôi dưỡng các cơ hội và xử lý các nguy cơ gắn với các xu thế đang nổi lên trong khu vực.
Theo WB, bình đẳng giới không tự động song hành với tăng trưởng và phát triển, do đó thúc đẩy bình đẳng giới trong hoạch định chính sách ở lĩnh vực này sẽ dẫn tới những thành quả tốt hơn về giới và phát triển./.
WB công bố một nghiên cứu về bình đẳng giới ở Đông Á-Thái Bình Dương, trong đó kêu gọi khu vực này thúc đẩy các chính sách tích cực hơn nữa để thu hẹp bất bình đẳng giới nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Theo WB, việc loại trừ được sự bất bình đẳng về cơ hội kinh tế có thể làm tăng năng suất lao động trong khu vực từ 7-18%, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói nghèo. Mặc dù sự tham gia của phụ nữ vào các thị trường lao động ở Đông Á-Thái Bình Dương đã cao hơn so với các khu vực đang phát triển khác, nhưng tiến bộ trong lĩnh vực này vẫn chưa đồng đều.
WB cam kết hỗ trợ các nước khắc phục những hạn chế mà phụ nữ trong khu vực đang phải đối mặt để giành quyền tiếp cận các cơ hội kinh tế như tăng cường các kỹ năng tiếp cận thị trường, tiếp cận các nguồn vốn cũng như tăng cường vai trò của phụ nữ trong xã hội.
Nghiên cứu của WB nhấn mạnh Đông Á-Thái Bình Dương rộng lớn và đa dạng với sự khác biệt lớn về tiến bộ kinh tế và xã hội. Vì vậy, khu vực này cần thúc đẩy hành động chính sách trong 4 lĩnh vực ưu tiên, gồm: thúc đẩy bình đẳng giới trong phát triển nguồn nhân lực do khoảng cách giới trong giáo dục và y tế vẫn còn lớn; thu hẹp khoảng cách giới về tiếp cận các cơ hội kinh tế dựa trên nền tảng bình đẳng và hiệu quả; tăng cường tiếng nói và ảnh hưởng của phụ nữ, bảo vệ phụ nữ khỏi bị bạo hành; nuôi dưỡng các cơ hội và xử lý các nguy cơ gắn với các xu thế đang nổi lên trong khu vực.
Theo WB, bình đẳng giới không tự động song hành với tăng trưởng và phát triển, do đó thúc đẩy bình đẳng giới trong hoạch định chính sách ở lĩnh vực này sẽ dẫn tới những thành quả tốt hơn về giới và phát triển./.
(TTXVN)