Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), Robert B. Zoellick, khẳng định nền kinh tế toàn cầu hiện nay đã thay đổi cơ bản so với thời điểm Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc năm 2000 phát động các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG). Vì vậy, thế giới cần thích nghi với nền kinh tế toàn cầu mới đa cực.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc kiểm điểm tiến trình thực hiện MDG vừa diễn ra tại New York, ông Zoellick nhấn mạnh chính các nền kinh tế đang nổi đã giúp kinh tế toàn cầu thoát khỏi khủng hoảng.
Một số nền kinh tế đang nổi đang vươn lên thành cường quốc kinh tế, trong khi một số khác cũng nổi lên thành các cực mới của nền kinh tế toàn cầu.
Chủ tịch WB dự báo châu Phi có thể sẽ trở thành một cực mới trong nền kinh tế thế giới. Trước khủng hoảng, các nền kinh tế châu Phi tăng trưởng trung bình 5% trong một thập kỷ và trong 3 năm gần đây vẫn tăng 6%/năm. Tỷ lệ nghèo đói ở đây giảm trung bình 1% mỗi năm, nhanh hơn cả Ấn Độ.
Chỉ trong 4 năm qua, tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm 25% ở 13 nước châu Phi. Tỷ lệ trẻ em đến trường ở cấp tiểu học cũng tăng nhanh hơn bất kỳ châu lục nào trên thế giới.
Với chính sách đúng đắn và quản lý tốt, châu Phi ngày càng hấp dẫn đầu tư. 56 tỷ USD đã được châu Phi dành cho phát triển mạng điện thoại di động, giúp số thuê bao di động ở khu vực đạt trên 400 triệu thue bao hiện nay.
Chủ tịch WB nhận định thành công của tiến trình thực hiện MDG không đồng đều, nhưng ba cuộc khủng hoảng kinh tế, nhiên liệu và lương thực kể từ năm 2008 đã làm chậm lại tiến trình này.
Trong thập kỷ qua, WB đã đầu tư 33 tỷ USD vào y tế và dinh dưỡng ở thế giới đang phát triển, đồng thời tăng trợ giúp giảm nghèo từ mức 4,4 tỷ USD năm 2000 lên 14,5 tỷ USD năm 2010./.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc kiểm điểm tiến trình thực hiện MDG vừa diễn ra tại New York, ông Zoellick nhấn mạnh chính các nền kinh tế đang nổi đã giúp kinh tế toàn cầu thoát khỏi khủng hoảng.
Một số nền kinh tế đang nổi đang vươn lên thành cường quốc kinh tế, trong khi một số khác cũng nổi lên thành các cực mới của nền kinh tế toàn cầu.
Chủ tịch WB dự báo châu Phi có thể sẽ trở thành một cực mới trong nền kinh tế thế giới. Trước khủng hoảng, các nền kinh tế châu Phi tăng trưởng trung bình 5% trong một thập kỷ và trong 3 năm gần đây vẫn tăng 6%/năm. Tỷ lệ nghèo đói ở đây giảm trung bình 1% mỗi năm, nhanh hơn cả Ấn Độ.
Chỉ trong 4 năm qua, tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm 25% ở 13 nước châu Phi. Tỷ lệ trẻ em đến trường ở cấp tiểu học cũng tăng nhanh hơn bất kỳ châu lục nào trên thế giới.
Với chính sách đúng đắn và quản lý tốt, châu Phi ngày càng hấp dẫn đầu tư. 56 tỷ USD đã được châu Phi dành cho phát triển mạng điện thoại di động, giúp số thuê bao di động ở khu vực đạt trên 400 triệu thue bao hiện nay.
Chủ tịch WB nhận định thành công của tiến trình thực hiện MDG không đồng đều, nhưng ba cuộc khủng hoảng kinh tế, nhiên liệu và lương thực kể từ năm 2008 đã làm chậm lại tiến trình này.
Trong thập kỷ qua, WB đã đầu tư 33 tỷ USD vào y tế và dinh dưỡng ở thế giới đang phát triển, đồng thời tăng trợ giúp giảm nghèo từ mức 4,4 tỷ USD năm 2000 lên 14,5 tỷ USD năm 2010./.
Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)