Ngày 20/1, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab đã kêu gọi cộng đồng thế giới hành động thận trọng để tránh nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu phát triển thành khủng hoảng xã hội toàn cầu như vừa diễn ra ở một số nước.
Chủ tịch WEF nhấn mạnh, thế giới vẫn chưa vượt qua được những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Báo cáo mới đây của WEF đã nhận diện ba nguy cơ gắn bó chặt chẽ với nhau có thể đẩy thế giới vào cuộc khủng hoảng xã hội là kinh tế bao gồm tài chính, thương mại và tiền tệ; nguyên liệu thô, đặc biệt là tác động của giá năng lượng tăng và nguồn nước giảm đối với giá lương thực; buôn bán bất hợp pháp, tham nhũng và các nhà nước yếu kém.
Sự dịch chuyển quyền lực chính trị và kinh tế từ Tây sang Đông và từ Bắc sang Nam cùng với tốc độ vũ bão của đổi mới công nghệ đã tạo ra một thực tiễn hoàn toàn mới, trong khi các hệ thống toàn cầu và các mô hình quyết định chính sách của thế giới hiện tại không theo kịp tốc độ và sự phức tạp của tất cả những biến đổi này.
Tổng nợ công của thế giới đã tăng từ 57.000 tỷ USD năm 2000 lên 109.000 tỷ USD năm 2009, tăng gấp đôi sau một thập kỷ và hiện nay, thế giới cần khẩn cấp 100.000 tỷ USD nữa để hỗ trợ tiến trình phục hồi kinh tế sau khủng hoảng. Quả bóng nợ có thể nổ bất cứ lúc nào và có thể đẩy thế giới vào rối loạn.
Ông Klaus Schwabp cho biết thêm, mặc dù tình hình năm 2010 diễn ra tốt hơn dự kiến và xuất hiện nhiều tín hiệu lạc quan cho năm 2011, song nguy cơ khủng hoảng xã hội vẫn tiềm ẩn và có thể bùng lên bất cứ lúc nào. Vì vậy, cộng đồng quốc tế cần thận trọng đối với các tác động xã hội của khủng hoảng kinh tế để tránh nguy cơ này./.
Chủ tịch WEF nhấn mạnh, thế giới vẫn chưa vượt qua được những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Báo cáo mới đây của WEF đã nhận diện ba nguy cơ gắn bó chặt chẽ với nhau có thể đẩy thế giới vào cuộc khủng hoảng xã hội là kinh tế bao gồm tài chính, thương mại và tiền tệ; nguyên liệu thô, đặc biệt là tác động của giá năng lượng tăng và nguồn nước giảm đối với giá lương thực; buôn bán bất hợp pháp, tham nhũng và các nhà nước yếu kém.
Sự dịch chuyển quyền lực chính trị và kinh tế từ Tây sang Đông và từ Bắc sang Nam cùng với tốc độ vũ bão của đổi mới công nghệ đã tạo ra một thực tiễn hoàn toàn mới, trong khi các hệ thống toàn cầu và các mô hình quyết định chính sách của thế giới hiện tại không theo kịp tốc độ và sự phức tạp của tất cả những biến đổi này.
Tổng nợ công của thế giới đã tăng từ 57.000 tỷ USD năm 2000 lên 109.000 tỷ USD năm 2009, tăng gấp đôi sau một thập kỷ và hiện nay, thế giới cần khẩn cấp 100.000 tỷ USD nữa để hỗ trợ tiến trình phục hồi kinh tế sau khủng hoảng. Quả bóng nợ có thể nổ bất cứ lúc nào và có thể đẩy thế giới vào rối loạn.
Ông Klaus Schwabp cho biết thêm, mặc dù tình hình năm 2010 diễn ra tốt hơn dự kiến và xuất hiện nhiều tín hiệu lạc quan cho năm 2011, song nguy cơ khủng hoảng xã hội vẫn tiềm ẩn và có thể bùng lên bất cứ lúc nào. Vì vậy, cộng đồng quốc tế cần thận trọng đối với các tác động xã hội của khủng hoảng kinh tế để tránh nguy cơ này./.
(TTXVN/Vietnam+)