Sau hai ngày làm việc (6-7/6) tại Thành phố Hồ Chí Minh, Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á 2010 (WEF Đông Á 2010) đã thành công tốt đẹp, như sự đánh giá của Chủ tịch WEF, Giáo sư Klaus Schwab và Giám đốc khu vực châu Á của WEF Sushant Rao.
Diễn đàn quy tụ gần 500 đại biểu gồm lãnh đạo Chính phủ cấp cao trong khu vực, đại diện các tổ chức quốc tế, lãnh đạo doanh nghiệp và học giả hàng đầu thế giới, cùng báo giới Việt Nam và quốc tế.
Đặc biệt, phiên khai mạc và các phiên họp toàn thể, các cuộc thảo luận quan trọng của WEF Đông Á có sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng Thủ tướng các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, đại diện cấp cao của Trung Quốc; bộ trưởng, thứ trưởng nhiều nước trong khu vực; lãnh đạo các tổ chức quốc tế như ASEAN, WTO, OECD, IMF, ADB.
Với chủ đề “Vai trò đang lên của châu Á trong phát triển toàn cầu,” WEF Đông Á 2010 tập trung trao đổi và đi sâu thảo luận về vai trò đang lên của châu Á, tiến trình hội nhập khu vực, châu Á đối phó với các rủi ro, thách thức toàn cầu, vấn đề tài chính trong khu vực, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu.
Các nhà lãnh đạo, học giả, chuyên gia và doanh nghiệp các nước cũng chia sẻ nhiều sự quan tâm về chương trình phát triển xanh, doanh nghiệp xanh, công nghệ xanh đi liền với tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, tiếng nói của giới trẻ châu Á, thế hệ tài năng mới và chương trình tăng trưởng trong tương lai của châu Á cũng được đề cập đến tại hội nghị lần này.
Đánh giá về kết quả hội nghị, ông Sushant Rao, Giám đốc khu vực châu Á của WEF khẳng định, WEF Đông Á 2010 đã thành công vượt mong đợi. Không chỉ có số lượng tham dự đông đảo nhất từ trước đến nay của một hội nghị WEF khu vực, WEF Đông Á 2010 còn thành công bởi chất lượng đại biểu, với sự có mặt của nhiều lãnh đạo cao nhất của Chính phủ các nước trong khu vực và 80% đại biểu là những người giữ vị trí quan trọng (chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc điều hành…) của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới.
Ông Sushant Rao đánh giá cao Việt Nam với tư cách Chủ tịch ASEAN đã có đóng góp đáng kể cho WEF Đông Á 2010. Sự kiện này góp thêm một thành công về kinh tế đối ngoại của Việt Nam, sau những thành công của Việt Nam khi gia nhập WTO, tổ chức các diễn đàn APEC, ASEAN…
Ngay sau khi WEF Đông Á 2010 kết thúc, Thứ trưởng Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng, thừa ủy quyền của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có cuộc gặp trao đổi với báo chí trong nước về diễn đàn.
Thứ trưởng Đoàn Xuân Hưng nhấn mạnh sự khác biệt của WEF Đông Á 2010 so với các sự kiện quốc tế lớn mà Việt Nam đã tổ chức như các hội nghị cấp cao ASEM, APEC, ASEAN… bởi WEF Đông Á 2010 là sự kiện do WEF tổ chức với hình thức của một diễn đàn trao đổi, chia sẻ các ý tưởng, cũng như thảo luận các đánh giá về nhiều vấn đề quan tâm của khu vực, châu lục và thế giới. Qua diễn đàn, mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, cá nhân sẽ tự rút ra cho mình những bài học thực tiễn, những kinh nghiệm quý.
Thành công của WEF Đông Á 2010 được ghi nhận qua ở các góc độ: thứ nhất, đó là sự quan tâm của quốc tế với sự tham dự của gần 500 đại biểu, trong đó có các lãnh đạo chính phủ cấp cao trong khu vực, các học giả và doanh nghiệp hàng đầu thế giới.
Thứ hai, chủ đề của hội nghị phù hợp với tình hình thực tế khi bàn về sự phục hồi sau khủng hoảng, về vai trò dẫn dắt của các nền kinh tế Đông Á trong phục hồi tăng trưởng kinh tế thế giới, về vai trò ngày càng quan trọng của châu Á trong phát triển và quản trị kinh tế toàn cầu.
Đặc biệt, WEF Đông Á 2010 đã bàn đến tiểu vùng Mekong với sự có mặt của lãnh đạo chính phủ các nước trong khu vực, điều rất có ý nghĩa trong bối cảnh hợp tác Mêkông đang có những thay đổi và chuyển biến mạnh gần đây.
Về sự tham gia của nước chủ nhà, Thứ trưởng Đoàn Xuân Hưng cho biết, Việt Nam đã có đóng góp tích cực trong suốt quá trình chuẩn bị và diễn ra hội nghị. Việt Nam được chọn là nơi diễn ra WEF Đông Á 2010 là sự đánh giá cao của WEF đối với những thành tựu phát triển kinh tế, quá trình hội nhập kinh tế trong những năm qua của Việt Nam, cũng như do vai trò và vị thế ngày càng được tăng cường của Việt Nam, có những đóng góp quan trọng tích cực, trách nhiệm cho các hoạt động quốc tế, cho các diễn đàn của WEF trong thời gian qua.
Qua WEF Đông Á 2010 là dịp để xem xét lại chiến lược phát triển của đất nước, của từng địa phương, từng doanh nghiệp. Cũng nhân sự kiện WEF Đông Á 2010 đã diễn ra các cuộc gặp gỡ song phương giữa lãnh đạo Chính phủ Việt Nam và lãnh đạo chính phủ các nước trong khu vực ASEAN, qua các cuộc trao đổi góp phần tăng cường hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam và các nước trong thời gian tới.
Theo Thứ trưởng Đoàn Xuân Hưng, kết quả lớn nhất mà WEF Đông Á 2010 mang lại cho Việt Nam, đó là việc các doanh nghiệp, học giả quốc tế đã được dịp tận mắt chứng kiến một Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh ổn định, năng động, phát triển, con người Việt Nam hiếu khách, cởi mở, thân thiện; qua đó góp phần nâng cao hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.
Đặc biệt các doanh nghiệp nước ngoài đã được chứng kiến thị trường Việt Nam năng động và giàu tiềm năng, nhiều cơ hội làm ăn kinh tế. Với các doanh nghiệp trong nước, từ sự tham dự đầy tự tin tại WEF Đông Á 2010 sẽ khích lệ các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng vững vàng hơn, tự tin, chủ động tìm kiếm đối tác để vươn ra ngoài và phát triển mạnh mẽ hơn./.
Diễn đàn quy tụ gần 500 đại biểu gồm lãnh đạo Chính phủ cấp cao trong khu vực, đại diện các tổ chức quốc tế, lãnh đạo doanh nghiệp và học giả hàng đầu thế giới, cùng báo giới Việt Nam và quốc tế.
Đặc biệt, phiên khai mạc và các phiên họp toàn thể, các cuộc thảo luận quan trọng của WEF Đông Á có sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng Thủ tướng các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, đại diện cấp cao của Trung Quốc; bộ trưởng, thứ trưởng nhiều nước trong khu vực; lãnh đạo các tổ chức quốc tế như ASEAN, WTO, OECD, IMF, ADB.
Với chủ đề “Vai trò đang lên của châu Á trong phát triển toàn cầu,” WEF Đông Á 2010 tập trung trao đổi và đi sâu thảo luận về vai trò đang lên của châu Á, tiến trình hội nhập khu vực, châu Á đối phó với các rủi ro, thách thức toàn cầu, vấn đề tài chính trong khu vực, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu.
Các nhà lãnh đạo, học giả, chuyên gia và doanh nghiệp các nước cũng chia sẻ nhiều sự quan tâm về chương trình phát triển xanh, doanh nghiệp xanh, công nghệ xanh đi liền với tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, tiếng nói của giới trẻ châu Á, thế hệ tài năng mới và chương trình tăng trưởng trong tương lai của châu Á cũng được đề cập đến tại hội nghị lần này.
Đánh giá về kết quả hội nghị, ông Sushant Rao, Giám đốc khu vực châu Á của WEF khẳng định, WEF Đông Á 2010 đã thành công vượt mong đợi. Không chỉ có số lượng tham dự đông đảo nhất từ trước đến nay của một hội nghị WEF khu vực, WEF Đông Á 2010 còn thành công bởi chất lượng đại biểu, với sự có mặt của nhiều lãnh đạo cao nhất của Chính phủ các nước trong khu vực và 80% đại biểu là những người giữ vị trí quan trọng (chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc điều hành…) của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới.
Ông Sushant Rao đánh giá cao Việt Nam với tư cách Chủ tịch ASEAN đã có đóng góp đáng kể cho WEF Đông Á 2010. Sự kiện này góp thêm một thành công về kinh tế đối ngoại của Việt Nam, sau những thành công của Việt Nam khi gia nhập WTO, tổ chức các diễn đàn APEC, ASEAN…
Ngay sau khi WEF Đông Á 2010 kết thúc, Thứ trưởng Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng, thừa ủy quyền của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có cuộc gặp trao đổi với báo chí trong nước về diễn đàn.
Thứ trưởng Đoàn Xuân Hưng nhấn mạnh sự khác biệt của WEF Đông Á 2010 so với các sự kiện quốc tế lớn mà Việt Nam đã tổ chức như các hội nghị cấp cao ASEM, APEC, ASEAN… bởi WEF Đông Á 2010 là sự kiện do WEF tổ chức với hình thức của một diễn đàn trao đổi, chia sẻ các ý tưởng, cũng như thảo luận các đánh giá về nhiều vấn đề quan tâm của khu vực, châu lục và thế giới. Qua diễn đàn, mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, cá nhân sẽ tự rút ra cho mình những bài học thực tiễn, những kinh nghiệm quý.
Thành công của WEF Đông Á 2010 được ghi nhận qua ở các góc độ: thứ nhất, đó là sự quan tâm của quốc tế với sự tham dự của gần 500 đại biểu, trong đó có các lãnh đạo chính phủ cấp cao trong khu vực, các học giả và doanh nghiệp hàng đầu thế giới.
Thứ hai, chủ đề của hội nghị phù hợp với tình hình thực tế khi bàn về sự phục hồi sau khủng hoảng, về vai trò dẫn dắt của các nền kinh tế Đông Á trong phục hồi tăng trưởng kinh tế thế giới, về vai trò ngày càng quan trọng của châu Á trong phát triển và quản trị kinh tế toàn cầu.
Đặc biệt, WEF Đông Á 2010 đã bàn đến tiểu vùng Mekong với sự có mặt của lãnh đạo chính phủ các nước trong khu vực, điều rất có ý nghĩa trong bối cảnh hợp tác Mêkông đang có những thay đổi và chuyển biến mạnh gần đây.
Về sự tham gia của nước chủ nhà, Thứ trưởng Đoàn Xuân Hưng cho biết, Việt Nam đã có đóng góp tích cực trong suốt quá trình chuẩn bị và diễn ra hội nghị. Việt Nam được chọn là nơi diễn ra WEF Đông Á 2010 là sự đánh giá cao của WEF đối với những thành tựu phát triển kinh tế, quá trình hội nhập kinh tế trong những năm qua của Việt Nam, cũng như do vai trò và vị thế ngày càng được tăng cường của Việt Nam, có những đóng góp quan trọng tích cực, trách nhiệm cho các hoạt động quốc tế, cho các diễn đàn của WEF trong thời gian qua.
Qua WEF Đông Á 2010 là dịp để xem xét lại chiến lược phát triển của đất nước, của từng địa phương, từng doanh nghiệp. Cũng nhân sự kiện WEF Đông Á 2010 đã diễn ra các cuộc gặp gỡ song phương giữa lãnh đạo Chính phủ Việt Nam và lãnh đạo chính phủ các nước trong khu vực ASEAN, qua các cuộc trao đổi góp phần tăng cường hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam và các nước trong thời gian tới.
Theo Thứ trưởng Đoàn Xuân Hưng, kết quả lớn nhất mà WEF Đông Á 2010 mang lại cho Việt Nam, đó là việc các doanh nghiệp, học giả quốc tế đã được dịp tận mắt chứng kiến một Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh ổn định, năng động, phát triển, con người Việt Nam hiếu khách, cởi mở, thân thiện; qua đó góp phần nâng cao hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.
Đặc biệt các doanh nghiệp nước ngoài đã được chứng kiến thị trường Việt Nam năng động và giàu tiềm năng, nhiều cơ hội làm ăn kinh tế. Với các doanh nghiệp trong nước, từ sự tham dự đầy tự tin tại WEF Đông Á 2010 sẽ khích lệ các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng vững vàng hơn, tự tin, chủ động tìm kiếm đối tác để vươn ra ngoài và phát triển mạnh mẽ hơn./.
Hoàng Liên Sơn (TTXVN/Vietnam+)