Ngày 7/6, Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á 2010 đã kết thúc tốt đẹp tại Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham dự của 450 đại biểu gồm lãnh đạo Chính phủ cấp cao trong khu vực, lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu thế giới, các học giả và báo giới quốc tế.
Nhân dịp này, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về kết quả của diễn đàn và vai trò của Việt Nam đối với khu vực và thế giới.
- Xin Giáo sư Klaus Schwab cho biết ấn tượng về các phiên thảo luận của diễn đàn lần này?
Giáo sư Klaus Schwab: Tôi có thể khẳng định rằng đây là một diễn đàn rất thành công trong số những Diễn đàn mà WEF đã tổ chức từ trước tới nay, thể hiện qua rất nhiều những hoạt động phong phú sôi nổi.
Diễn đàn đã đạt được những kết quả ấn tượng, trong đó ấn tượng lớn nhất, theo tôi là các đại biểu tham gia đều rất ấn tượng với những tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam.
- Xin Giáo sư có thể cho biết lý do tại sao WEF lại chọn Việt Nam làm địa điểm tổ chức hội nghị lần này?
Giáo sư Klaus Schwab: Việt Nam với những tiềm năng như dân số hơn 80 triệu người, nền kinh tế năng động, là một trong những quốc gia đang phát triển trên thế giới có rất nhiều tiềm năng hứa hẹn. Do đó, khi chúng tôi tìm kiếm một địa điểm tại một quốc gia trong khu vực ASEAN thì Thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh tế lớn, năng động… là một sự lựa chọn sáng suốt của chúng tôi.
Tôi muốn bổ sung thêm rằng, một trong những lý do khác khiến đây là một lựa chọn chính xác chính là sự hiếu khách của Chính phủ và của người dân Việt Nam. Không khí của diễn đàn được tổ chức tại đây rất đặc biệt, bên cạnh không khí làm việc căng thẳng vất vả, mọi người vẫn cảm thấy thoải mái bởi sự quan tâm chu đáo của các bạn Việt Nam .
- Đánh giá của giáo sư về vai trò của Việt Nam đối với khu vực và thế giới trong khủng hoảng?
Giáo sư Klaus Schwab: Tất cả các quốc gia ASEAN hiện nay đều rất quan trọng bởi đó là những quốc gia có tiềm năng phát triển lớn.
Hiện nay, theo quan điểm của tôi, châu Âu đang tăng trưởng chậm, châu Mỹ tăng trưởng vừa phải, những quốc gia châu Phi mới nổi lên tăng trưởng mạnh, khu vực Latin cũng có sự tăng trưởng lạc quan. Nhưng đặc biệt, ASEAN đang ngày càng trở thành nhân tố quan trọng của sự phát triển của nền kinh tế thế giới, cũng như sẽ sớm đóng vai trò trung tâm về chính trị và kinh tế.
- Giáo sư có thể nói rõ hơn về ý tưởng rất thú vị của WEF về nhóm các nước ABRIC (BRIC+ ASEAN)?
Giáo sư Klaus Schwab: Tôi tin tưởng chắc chắn rằng thuật ngữ này sẽ sớm trở nên thông dụng. Khi nhìn vào những quốc gia đang phát triển trên thế giới hiện nay có thể nhận thấy có rất nhiều những quốc gia có tiềm năng. Hiện nay, mọi người thường nói nhiều tới các quốc gia nhóm BRIC như Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc.
Tuy nhiên, tôi cho rằng nên bổ sung thêm vào danh sách này các quốc gia trong khu vực ASEAN. Các quốc gia ASEAN có rất nhiều tiềm năng như tỷ lệ dân số đông (hơn nửa tỉ dân), với những nền kinh tế mạnh rất xứng đáng. Tôi hy vọng rằng bên cạnh BRIC, thuật ngữ ABRIC sẽ sớm trở nên phổ biến trong tương lai.
- Xin cảm ơn giáo sư./.
Nhân dịp này, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về kết quả của diễn đàn và vai trò của Việt Nam đối với khu vực và thế giới.
- Xin Giáo sư Klaus Schwab cho biết ấn tượng về các phiên thảo luận của diễn đàn lần này?
Giáo sư Klaus Schwab: Tôi có thể khẳng định rằng đây là một diễn đàn rất thành công trong số những Diễn đàn mà WEF đã tổ chức từ trước tới nay, thể hiện qua rất nhiều những hoạt động phong phú sôi nổi.
Diễn đàn đã đạt được những kết quả ấn tượng, trong đó ấn tượng lớn nhất, theo tôi là các đại biểu tham gia đều rất ấn tượng với những tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam.
- Xin Giáo sư có thể cho biết lý do tại sao WEF lại chọn Việt Nam làm địa điểm tổ chức hội nghị lần này?
Giáo sư Klaus Schwab: Việt Nam với những tiềm năng như dân số hơn 80 triệu người, nền kinh tế năng động, là một trong những quốc gia đang phát triển trên thế giới có rất nhiều tiềm năng hứa hẹn. Do đó, khi chúng tôi tìm kiếm một địa điểm tại một quốc gia trong khu vực ASEAN thì Thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh tế lớn, năng động… là một sự lựa chọn sáng suốt của chúng tôi.
Tôi muốn bổ sung thêm rằng, một trong những lý do khác khiến đây là một lựa chọn chính xác chính là sự hiếu khách của Chính phủ và của người dân Việt Nam. Không khí của diễn đàn được tổ chức tại đây rất đặc biệt, bên cạnh không khí làm việc căng thẳng vất vả, mọi người vẫn cảm thấy thoải mái bởi sự quan tâm chu đáo của các bạn Việt Nam .
- Đánh giá của giáo sư về vai trò của Việt Nam đối với khu vực và thế giới trong khủng hoảng?
Giáo sư Klaus Schwab: Tất cả các quốc gia ASEAN hiện nay đều rất quan trọng bởi đó là những quốc gia có tiềm năng phát triển lớn.
Hiện nay, theo quan điểm của tôi, châu Âu đang tăng trưởng chậm, châu Mỹ tăng trưởng vừa phải, những quốc gia châu Phi mới nổi lên tăng trưởng mạnh, khu vực Latin cũng có sự tăng trưởng lạc quan. Nhưng đặc biệt, ASEAN đang ngày càng trở thành nhân tố quan trọng của sự phát triển của nền kinh tế thế giới, cũng như sẽ sớm đóng vai trò trung tâm về chính trị và kinh tế.
- Giáo sư có thể nói rõ hơn về ý tưởng rất thú vị của WEF về nhóm các nước ABRIC (BRIC+ ASEAN)?
Giáo sư Klaus Schwab: Tôi tin tưởng chắc chắn rằng thuật ngữ này sẽ sớm trở nên thông dụng. Khi nhìn vào những quốc gia đang phát triển trên thế giới hiện nay có thể nhận thấy có rất nhiều những quốc gia có tiềm năng. Hiện nay, mọi người thường nói nhiều tới các quốc gia nhóm BRIC như Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc.
Tuy nhiên, tôi cho rằng nên bổ sung thêm vào danh sách này các quốc gia trong khu vực ASEAN. Các quốc gia ASEAN có rất nhiều tiềm năng như tỷ lệ dân số đông (hơn nửa tỉ dân), với những nền kinh tế mạnh rất xứng đáng. Tôi hy vọng rằng bên cạnh BRIC, thuật ngữ ABRIC sẽ sớm trở nên phổ biến trong tương lai.
- Xin cảm ơn giáo sư./.
Thiện Thuật (TTXVN/Vietnam+)